Làm gì để tránh bị "chặt chém" dịp lễ?

Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay được nghỉ dài ngày và các kế hoạch du lịch của người dân đã được sắp xếp xong xuôi. Tuy nhiên, nỗi lo “chặt chém” vẫn hiện hữu và nhiều người đã lựa chọn cho mình cách “phòng vệ” kĩ nhất có thể.

Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay được nghỉ dài ngày và các kế hoạch du lịch của người dân đã được sắp xếp xong xuôi. Tuy nhiên, nỗi lo “chặt chém” vẫn hiện hữu và nhiều người đã lựa chọn cho mình cách “phòng vệ” kĩ nhất có thể. 

Bãi biển đông nghẹt người, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị
Bãi biển đông nghẹt người, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị
Tìm hiểu kĩ thông tin, tránh “điểm đen” du lịch
Những ngày này, chuyện “đi chơi ở đâu” đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Những địa điểm mà người dân chọn lựa dần được sàng lọc kĩ càng bởi họ đã nhận được trước đó nhiều “bài học” đắt giá về sự chặt chém du khách của các khu du lịch.
Trên một diễn đàn trực tuyến, anh Nguyễn Hùng (ở Hà Nội) kể về nỗi khốn khổ của cả gia đình khi đi du lịch ở miền Trung vào dịp 30/4 và 1/5 năm 2011.
Anh Hùng cho biết do chưa có kinh nghiệm đi du lịch nhiều nên gia đình anh không có thói quen tìm hiểu kĩ thông tin, xin tư vấn từ những người đi trước, do đó đã chọn “bãi chém” Sầm Sơn (Thanh Hóa) làm điểm đến.
Tại đây, gia đình anh rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.
Anh Hùng kể: Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý. Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có … 4 chân!
Chia sẻ kinh nghiệm tránh bị chặt chém
Tình trạng “chặt chém” tại các điểm du lịch là chuyện “đến hẹn lại lên”.
Vì thế, chị Hoa, anh Hùng cảnh báo các gia đình nếu đi du lịch vào dịp này thì nên tìm hiểu thật kĩ thông tin, xin kinh nghiệm để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.
Ngoài ra, trước khi sử dụng dịch vụ gì cũng phải hỏi giá, mặc cả cho rõ ràng, chắc chắn.
“Ở đâu cũng có khách sạn, quán ăn, nhà hàng làm ăn tử tế. Do đó, mọi người cần tìm hiểu thật kĩ để không rơi vào tình trạng mất tiền mua thêm cái bực vào người”, chị Hoa nói.
“Cãi nhau một hồi không xong, cuối cùng gia đình thấy tình hình căng thẳng vì có người nhà của người này xông đến. Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”, anh Hùng hậm hực kể lại.
Chưa hết, khi ra bãi biển có người đến mời gia đình chụp ảnh, anh Hùng lại đồng ý vì chiều các con (bởi anh không biết ở đây chỗ nào cũng có “máy chém”).
Thay vì chụp 10 kiểu theo yêu cầu của gia đình, thợ ảnh chụp và in liền tù tì 20 kiểu, kiểu nào các con anh cũng đứng lép về một góc và người đứng giữa ảnh là cậu bé bán bánh!
“Giằng co một hồi, chúng tôi vẫn phải lấy cả 20 bức ảnh vì bị cậu ta dọa”, anh Hùng nói.
Cũng vì không tìm hiểu kĩ thông tin như anh Hùng nên gia đình chị Trần Tuyết Hoa (ở Hà Nội) cũng bị chém không thương tiếc khi đi du lịch Vũng Tàu dịp 30/4, 1/5 năm ngoái. 
Chị Hoa kể câu chuyện của mình vừa để trút giận, vừa để cảnh báo các gia đình khác không nên tấp vào bất cứ quán ăn nào nếu đến “thành phố du lịch” nổi tiếng này, bởi chị đã bị “chặt” 70 ngàn đồng/con hàu trong một quán ăn trên “phố chặt chém” Hoàng Hoa Thám.
Chưa hết, gọi một nồi lẩu cá được báo giá 150 ngàn đồng nhưng cuối cùng chị phải trả 500 ngàn đồng vì nhân viên nhà hàng giải thích 150 ngàn đồng là nước lẩu, còn cá và rau là 350 ngàn đồng!
Tẩy chay du lịch trong nước vì sợ “máy chém”
Trong khi đó, với những người có điều kiện kinh tế khá giả thì phương châm du lịch của họ vào những dịp nghỉ dài ngày là: Tránh các địa điểm du lịch 'chặt chém' tại Việt Nam ra!
Thay vào đó, họ chọn cách đi du lịch ở các nước, thành phố lân cận như Thái Lan, Lào, Campuchia, khá hơn thì đi Malaysia, Indonesia, Singapore, khá hơn nữa thì đi Hồng Kông, Ma Cao, vv… bởi ở những nơi này, khách hàng đúng là “thượng đế”.
Ngoài ra, với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì dường như cảnh tượng đường phố vắng vẻ, không khí trong lành là điều rất hiếm gặp trong điều kiện bình thường.
Do đó, thay vì đổ xô đi chơi thì nhiều người lại chọn cách cho phép mình ngủ nướng rồi ra phố la cà, đến quán café ưa thích, ăn những món ngon mà hàng ngày họ phải chen chúc, chờ đợi trong ngột ngạt và mệt mỏi, vv …
 “Ở lại để được cảm nhận cái nhịp sống thanh bình, còn sẽ đi chơi vào những dịp mà mọi người đi làm trở lại. Hi sinh mấy ngày phép, mấy ngày lương cũng không phải chuyện gì quá to tát”, một thành viên trên diễn đàn lamchame cho hay.
Theo Vietnamnet

Đọc thêm