Làng nghề dệt Choàng (Đồng Tháp) được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 2/8, UBND huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) tổ chức Lễ đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghề thủ công Truyền thống - Nghề dệt Choàng (hay còn gọi là dệt khăn rằn) xã Long Khánh A.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa là niềm vui, vinh dự, tự hào của người dân Đồng Tháp nói chung, vừa đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân làng nghề.

Huyện Hồng Ngự đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghề thủ công Truyền thống - Nghề dệt Choàng (hay còn gọi là dệt khăn rằn) xã Long Khánh A

Huyện Hồng Ngự đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghề thủ công Truyền thống - Nghề dệt Choàng (hay còn gọi là dệt khăn rằn) xã Long Khánh A

Hơn hết đó là sự ghi nhận biểu dương xứng đáng với thành quả lao động của biết bao thế hệ nghệ nhân và các hậu duệ đã ra sức gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của vùng đất này. “Tôi mong rằng các hộ làm nghề có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc duy trì, truyền dạy, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng, địa phương cho các thế hệ kế tiếp. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Thiện nhấn mạnh.

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, ông Thiện đề nghị Sở VHTT&DL cùng với các ngành và các địa phương khẩn trương có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa, trong đó cần gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch. Đồng thời, tạo nên sản phẩm du lịch mới và độc đáo của tỉnh để thu hút du khách, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Ngoài ra, cần có biện pháp bảo tồn đối với các di sản có nguy cơ bị mai một. Nghiên cứu, lựa chọn những di sản đủ tiêu chí để tiếp tục lập hồ sơ khoa học, trình Bộ VHTT&DL xem xét đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi lễ.

Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi lễ.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần nghiên cứu đưa một số di sản văn hóa vào nhà trường. Đồng thời tổ chức cho các trường học tiến hành các hoạt động giáo dục gắn với những di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, đưa những giá trị cốt lõi của các di sản văn hóa đến với học sinh.

Làng nghề dệt Choàng Long Khánh A có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển. Trải qua nhiều thăng trầm đến nay làng nghề vẫn duy trì và gìn giữ những nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp. Làng nghề hiện có gần 60 hộ làm nghề, 150 khung dệt, tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương. Hàng năm, làng nghề sản xuất, cung ứng cho thị trường ở trong và ngoài nước hơn 5 triệu chiếc khăn Choàng các loại.

Đọc thêm