Lao động nông thôn mới chỉ được học nghề kiểu…thí điểm

Sau 2 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) gần 800 ngàn LĐNT được học nghề. Tuy nhiên, thật đáng tiếc bởi theo nhận định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền thì ở một mức độ nào đó, công tác dạy nghề này cũng mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm..

Sau 2 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) gần 800 ngàn LĐNT được học nghề. Tuy nhiên, thật đáng tiếc bởi theo nhận định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền thì ở một mức độ nào đó, công tác dạy nghề này cũng mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm..

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 2 năm qua mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các địa phương vẫn còn có hạn chế, yếu kém: còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Lao động nông thôn mới chỉ được học nghề dạng thí điểm mà chưa có thực chất

Nhiều xã chưa hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Không đạt chỉ tiêu về số lượng dạy nghề cho LĐNT (chỉ đạt 87%). Có 9 tỉnh, thành không đạt mục tiêu tỷ lệ LĐNT học nghề có việc làm theo mục tiêu của Đề án.

Tính đến 31/12/2011, cả nước đã triển khai dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho hơn 100 ngàn lao động nông thôn với gần 200 nghề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ với các mô hình quản lý khác nhau.

Có 41 địa phương thực hiện mô hình dạy nghề trồng trọt, đào tạo cho 26.000 người thuộc 47 nghề trồng trọt cho các nhóm cây công nghiệp, các loại rau, hoa, quả, cây cảnh. 38 địa phương tổ chức thực hiện mô hình dạy nghề chăn nuôi, đào tạo cho 12.600 người với 37 nghề gồm chăn nuôi gia súc, thủy hải sản và 30 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho 22.700 người; 33 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện mô hình dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cho 27.200 người với 57 nghề gồm các nghề công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch, dịch vụ.

Năm 2012, mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án 1956 là hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 600.000 LĐNT theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg, ít nhất 70% lao động có việc làm sau đào tạo; tiếp tục tăng cường năng lực cho các cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT; nhân rộng các mô hình thí điểm và tiếp tục thí điểm một số mô hình khác; mở rộng hình thức cấp Thẻ học nghề.

Phát biểu tại hội nghị về vấn đề này sáng nay, 11.1, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, nếu các địa phương không dự báo được lao động sau khi học nghề làm ở đâu, thu nhập như thế nào thì không nên tổ chức học mà phải trả lời được khả năng chọn nghề và thu nhập của người lao động mới được đào tạo.

Anh Phương
 

Đọc thêm