Trên thực tế, thảm hoạ cháy rừng nhiệt đới Amazon, đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu khiến nhiều người lo ngại “ngày tận thế” đang đến gần. Ít ai biết rằng, thuật ngữ “ngày tận thế” bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “sự mặc khải”, hay lời cảnh báo của đấng linh thiêng với thế gian thông qua các lời tiên tri.
Lời cảnh báo của Thiên thượng
“Thần đồng thế giới” Abhigya Anand sinh năm 2006 tại Ấn Độ. Hiện cậu đang thực hiện nghiên cứu chiêm tinh ở cấp độ tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính tại Đại học Chiêm tinh Divya Jyothi. Cậu bé thuộc lòng kinh điển “Bhagavad Gita” của Ấn Độ giáo và có thể đọc hiểu tiếng Anh, tiếng Phạn, tiếng Tamil, tiếng Sindhi, tiếng Hindi và tiếng Kannada. Cậu và em gái có một kênh Youtube với hơn 700 video, trong đó có 300 video về các dự đoán chiêm tinh.
Cậu bé 14 tuổi Abhigya đã trở thành nhà chiêm tinh trẻ nhất trên thế giới am hiểu tường tận kinh Vệ Đà và hệ thống y học Hindu truyền thống Ayurveda. Thuật chiêm tinh của Ấn Độ hay “Chiêm tinh Vệ Đà” vốn là bộ môn khoa học cổ của Ấn Độ bắt nguồn từ 2000 năm trước đây, căn cứ vào cung hoàng đạo, chòm sao, hành tinh, vận động các các thiên thể… để tiên đoán về trái đất và con người.
Sau video dự đoán về đại kiếp nạn toàn cầu vào tháng 8/2019 thì đầu tháng 4/2020, Abhigya lại đăng tải video: “Tương lai của thế giới năm 2020-2021 theo chiêm tinh học”. Có thể đại dịch lại bùng phát hoặc có thể là một thảm họa nghiêm trọng khác xuất hiện với nhân loại. Trong video, cậu bé dự đoán đại dịch toàn cầu có thể tạm lắng dịu sau tháng 7, nhưng sẽ có một thảm họa nghiêm trọng hơn vào ngày 20/12/2020, kéo dài tới tháng 3/2021. Vắc-xin ngừa virus Vũ Hán có thể được tìm thấy nhưng sẽ có nhiều virus hơn xuất hiện, cùng với siêu vi khuẩn. Abhigya cho biết dịch bệnh là điều tất nhiên do biến hóa của thiên tượng, là tội nghiệp con người phải gánh chịu, và toàn nhân loại cần thức tỉnh mới có thể vượt qua đại nạn. Theo đó, loài người phải chấm dứt việc giết hại động vật và hủy hoại thiên nhiên, nếu không muốn đối mặt với sự trừng phạt.
Abhigya phân tích, vào ngày 20/12 khi sao Mộc và sao Thổ hoàn toàn trùng khít với nhau là lúc thế giới xảy ra nạn đói toàn cầu, bắt đầu có dấu hiệu trong khoảng tháng 9 đến tháng 10. Sau đó, ngày 10/2/2021 là mốc thời gian đặc biệt nhạy cảm bởi xuất hiện hiện tượng “lục tinh liên châu”, tức Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ nối liền với nhau tạo thành một đường thẳng. Đây có thể là lúc nền kinh tế thế giới bị “chạm đáy”. Mãi đến khi sao Mộc và sao Thổ phân tách nhau vào tháng 11/2021, nền kinh tế thế giới mới được cải thiện.
Theo cậu bé, lời tiên tri về “ngày tận thế” là lời cảnh báo của Thiên thượng với nhân loại để thay đổi theo hướng tích cực hơn nếu không muốn nhận phải tai hoạ huỷ diệt. Abhigya còn nhấn mạnh, so với dịch bệnh thì nạn đói và kinh tế suy thoái là những thảm họa nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần, vì vậy chúng ta nên có công tác chuẩn bị từ sớm. Nguyên nhân của thảm hoạ lần này là do nghiệp của nhân loại tích tụ quá lớn, chứ không phải do một hoặc một số người trên thế giới đang cố gắng phá hủy toàn bộ thế giới. Theo Abhigya, điều mà chúng ta cần làm để thoát khỏi thảm họa này là tin tưởng vào Thượng Đế, hạn chế sát sinh động vật, ăn nhiều rau xanh, ngừng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV và mạng xã hội, giữ gìn vệ sinh, đứng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng… Chúng ta cần thay đổi cùng nhau vì một thế giới đầy yêu thương và cảm thông, chứ không phải chết chóc, hận thù, tiêu cực.
Sau “ngày tận thế” là gì?
Theo mục sư người Anh Michael Jensen, chủ nghĩa tận thế có nguồn gốc từ truyền thống của người Do Thái. Theo TS. Holloway – một học giả nghiên cứu Kinh thánh cho biết, rất nhiều sách về ngày tận thế chính của người Do Thái đã được các tác giả viết dưới thời cai trị của đế quốc áp bức. Viễn cảnh về “ngày tận thế” là cách mà con người tưởng tượng ra tương lai, khi mà Chúa dẫn dắt một đất nước và con người đi tới một tương lai mới huy hoàng. Mặc dù đó là những cuốn sách loài người sợ khi phải đọc, nhưng ở một góc độ khác, nó dùng để động viên loài người rằng tình huống khủng khiếp mà họ đang đối mặt sẽ sớm tốt đẹp. Mặc dù chủ nghĩa tận thế bắt nguồn từ người Do Thái nhưng trường phái Do Thái hiện đại rất ít tập trung vào khái niệm ngày tận thế hay lời tiên tri.
Mặt khác, Kitô giáo lại rất tin vào ngày tận thế, mà đấng cứu thế chính là Chúa Jesus. Theo ông Michael Jensen, Kitô giáo tin vào cái chết và sự tái sinh của Chúa Jesus (ngày lễ Phục sinh) là dấu hiệu rằng Chúa đã giáng thế, và bắt đầu của ngày tận thế. Ông nói: “2000 năm kể từ đó là một thời đại mà sự kết thúc đang đến. Ngày tận thế đã diễn ra nhưng chưa kết thúc”. Trong những thời khắc tận thế, chúng ta càng cần đề cao giá trị đạo đức. Kinh thánh về ngày tận thế nói rằng “để chuẩn bị cho kết thúc của thế giới, chúng ta cần sống công bằng, chính trực, từ bi và lòng tốt - không chỉ cho người nghèo, mà phần lớn, dành cho hành tinh này”.
Lời tiên tri về ngày tận thế cũng xuất hiện trong Hồi giáo. Các dự ngôn của người Hồi giáo rất đa dạng, luôn có những sự kiện trong thế giới đương đại mà liên quan tới những dữ liệu cổ. Theo David Cook - chuyên nghiên cứu và viết về ngày tận thế trong đạo Hồi ở trường đại học Rice, trong thời trung cổ, những học giả về Hồi giáo đã tập hợp những dấu hiệu và điềm báo thành 2 nhóm. Đó là nhóm dấu hiệu về cơ bản thuộc về đạo đức, và những dấu hiệu lớn hơn là những điều hiển nhiên không thể chối cãi… ví dụ như sự xuất hiện của những người phản đối Cơ đốc giáo, Chúa Jesus tái sinh, mặt trời mọc đằng Tây, dịch bệnh, động đất hay các sự kiện trong không gian vũ trụ.
Dù ở tôn giáo nào hay thuộc nền văn hoá nào, những giáo huấn trong các văn bản tôn giáo về ngày tận thế đều hướng tới một điểm chung. Những gì chúng đang cố gắng truyền tải là một lời cảnh báo, nhắc nhở con người không thể kiểm soát toàn bộ mọi thứ để đạt cái ích kỷ của riêng mình, chứ không nhằm mục đích khiến con người sợ hãi, bắt con người phải quỵ luỵ, ăn năn, sám hối.
Xem xét ví dụ sau, kể từ khi WHO tuyên bố Covid-19 là một đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3, khoảng 20/3 chính phủ Nam Phi tuyên bố dịch bệnh ở nước này. Nhiều tín đồ tôn giáo ở Nam Phi đã mô tả đại dịch như một “lời nguyền” hoặc “sự ứng nghiệm các lời tiên tri về tận thế”. Đơn cử, một vị mục sư Cơ đốc giáo đã chia sẻ trên Whatsapp dòng tin nhắn: “Virus Corona có phải là lời nguyền của Đức Chúa Trời vì chúng ta đã không vâng lời Ngài hay không? Điều này đã được viết trong kinh thánh. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những tâm hồn biết ăn năn, cầu xin sự thương xót và tha thứ của Ngài. Chúng ta cần phải ăn năn, sám hối để làm dịu đi sự trừng phạt của Đức Chúa Trời trên trái đất. Hãy ăn năn! Hãy sám hối”.
Đất nước Nam Phi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. |
Thông điệp này và những thông điệp tương tự tràn ngập trên các phương tiện truyền thông xã hội của đất nước này, gây mâu thuẫn với các khuyến cáo của chính phủ và các tổ chức y tế thế giới về sức khoẻ cộng đồng. Theo đó, nhiều người dân bỏ qua những khuyến cáo về giãn cách xã hội và giữ gìn sức khoẻ. Nam Phi trở thành đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ châu Phi.
Cần phải nhấn mạnh một lần nữa, chủ nghĩa tận thế không phải xác định đúng một thời điểm toàn bộ con người, thế giới phải diệt vong và sự sống hoàn toàn chấm dứt. Virus nCoV có thể là một “phán quyết” của các đấng thiêng liêng, cũng có thể không phải “phán quyết cuối cùng”. Vấn đề là, sau ngày tận thế sẽ là gì? Phải chăng đó sẽ là một tương lai mới với những người dám thay đổi vì một thế giới tốt đẹp hơn?