Long vân hội tụ nghe chuông…

Sau hồi chuông thứ 3, thật kỳ diệu, tự nhiên trên đỉnh núi Thành Đẳng, mây trắng cuồn cuộn nổi lên tạo thành một hình Rồng. Vệt mây kéo dài ngược lên cao như hình đuôi và một đám tụ lại như hình đầu Rồng chúc xuống chính ngọn núi Ba Vàng, nổi bật trên nền trời khi ấy đã chuyển sang màu xanh trong. Một cảnh đẹp uy linh chưa từng thấy giữa non nước, mây trời, giữa tiếng chuông ngân…

Sau hồi chuông thứ 3, thật kỳ diệu, tự nhiên trên đỉnh núi Thành Đẳng, mây trắng cuồn cuộn nổi lên tạo thành một hình Rồng. Vệt mây kéo dài ngược lên cao như hình đuôi và một đám tụ lại như hình đầu Rồng chúc xuống chính ngọn núi Ba Vàng, nổi bật trên nền trời khi ấy đã chuyển sang màu xanh trong. Một cảnh đẹp uy linh chưa từng thấy giữa non nước, mây trời, giữa tiếng chuông ngân…

Hình ảnh long vân tụ hội trên đỉnh Ba Vàng
Hình ảnh long vân tụ hội trên đỉnh Ba Vàng

Núi Thành Đẳng (còn gọi là Thành Đẳng Sơn) khi xưa thuộc tổng Bí Giàng, huyện An Hưng, Quảng Yên (nay là phường Quang Trung, TP Uông Bí, Quảng Ninh). Từ thế kỳ thứ 13, Vương triều Trần đã cho xây dựng tại đây một ngôi chùa, nằm trong hệ thống am, tháp, chùa Yên Tử. Theo văn bia còn lưu lại, thì vào năm 1706, triều vua Lê Dụ Tông, chùa được trùng tu, lấy tên là Bảo Quang Tự (nghĩa là Ánh sáng quí báu), tên nôm gọi là Chùa Ba Vàng vì Thành Đẳng Sơn cũng còn gọi là núi Ba Vàng.

Thiền sư khai sáng cho ngôi chùa ở thế kỷ 18, vốn thuộc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, tên là Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1658-1757). Ngài đến trụ trì tại Bảo Quang Tự từ năm 44 tuổi, viên tịch ở tuổi tròn bách niên. Theo tên chữ của Ngài, Tuệ Bích (có nghĩa là Bức tường trí tuệ), còn Phổ Giác (nghĩa là đem trí tuệ phổ biến, giác ngộ con người).

Lịch sử thăng trầm. Ngôi chùa xưa không còn nữa! Trên núi Thành Đẳng, cỏ cây hoang dã giăng đầy. Còn câu chuyện tìm lại được dấu tích Chùa Ba Vàng cũng thật kỳ diệu. Đó là khoảng năm 1987, gia đình một nông dân dưới chân dãy Thành Đẳng không may lạc mất đàn bò, nhiều ngày tìm kiếm mà chưa thấy tăm hơi. Một đêm, lão nông chủ gia đình nằm mơ thấy một cao nhân mách bảo: “Ngày mai, cứ lên núi Ba Vàng sẽ thấy đàn bò”.

Nghĩ rằng, do mất bò, lo lắng nhiều hóa mộng mị nên khi tỉnh giấc, lão nông kia chẳng buồn quan tâm. Đêm ngủ hôm sau, lão lại mơ thấy vậy! Nửa tin nửa ngờ, đợi sáng, lão nông bèn mang theo con dao đi rừng, hướng về đỉnh Ba Vàng mở lối đi lên. Quá trưa sang chiều, ông tìm thấy dấu tích một giếng nước cổ xếp toàn bằng đá núi, đất đá đã phủ đầy. Ông lão vội trở về, nói chuyện lại cho xóm núi cùng nghe.

Ngay ngày hôm sau, nhiều già làng theo lão lên Thành Đẳng. Họ phát rừng, mở rộng về phía đông rồi phát hiện ra dấu tích ngôi chùa. Đó là cây hương đá (khắc tên là Thiên đài trụ) và tấm bia linh vị Thiền sư cùng một số viên tảng kê chân cột. Và ngay ngày hôm sau, lão nông nọ tự nhiên thấy đàn bò lạc quay về. Câu chuyện khá ly kỳ này bây giờ vẫn lưu truyền trong dân cư quanh vùng núi Thành Đẳng.

Chính quyền và nhân dân địa phương đã khảo tả và khôi phục lại ngôi chùa theo đúng hướng chùa xưa, lập hồ sơ và được xếp hạng di tích cấp tỉnh ở Quảng Ninh. Từ sau đấy, nghi thức cúng lễ và Hội chùa Ba Vàng diễn ra hàng năm. Giếng nước cổ được nạo vét. bây giờ vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Nước giếng trong vắt và tràn đầy dù lòng giếng ở trên núi cao. Người ta coi đây như long mạch của Ba Vàng. Có người nói rằng, vào thời điểm giao thừa mỗi năm, ai múc được nước giếng này, uống “tươi” sẽ chữa khỏi nhiều chứng bệnh.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh chuông
Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh chuông

Một ngày cuối năm Kỷ Sửu, Đoàn làm phim của Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Ninh lên Ba Vàng thực hiện chương trình giới thiệu về di tích lịch sử- danh thắng chùa Bảo Quang.

Hôm ấy là một ngày đầu mùa đông, nắng vàng nhạt lung linh soi vạt thông reo. Không gian thơ mộng mọng hình trong ống kính máy quay phim. Đoàn làm phim đề nghị Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh chuông chùa. Nhà sư chủ trì vui vẻ nhận lời.  Hai tay ôm cây gỗ lớn treo lơ lửng, Đại đức vừa đọc kinh vừa thong thả lao cây gỗ vào Đại hồng chung. Tiếng chuông ngân lên vang vọng. Sau hồi thỉnh thứ 3, thật kỳ diệu, tự nhiên trên đỉnh núi Thành Đẳng, mây trắng cuồn cuộn nổi lên tạo thành một hình Rồng.

Vệt mây kéo dài ngược lên cao như hình đuôi và một đám tụ lại như hình đầu Rồng chúc xuống chính ngọn núi Ba Vàng, nổi bật trên nền trời khi ấy đã chuyển sang màu xanh trong. Một cảnh đẹp uy linh chưa từng thấy giữa non nước, mây trời, giữa tiếng chuông ngân. Và thật lạ lùng, khi hồi chuông thỉnh cuối cùng dứt,  tiếng ngân vừa tan, trên đỉnh Ba Vàng Rồng mây cũng từ từ tan biến, như về lại với trời xanh. Đại Đức Thích Trúc Thái Minh hoan hỉ: “Đây quả thực là một kỳ duyên!”.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần về thăm chùa Ba Vàng
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần về thăm chùa Ba Vàng

Trong chương trình Truyền hình Quảng Ninh phát sóng đón xuân mới Canh Dần, những hình ảnh có một không hai này được giới thiệu như một sự kỳ diệu tâm linh về danh thắng núi Ba Vàng. Cũng ngay giữa năm ấy, chùa Bảo Quang mới qui mô đồ sộ vào bậc nhất khu vực Yên Tử và Uông Bí được triển khai, thay cho ngôi chùa khôi phục năm 1987. Đỉnh Thành Đẳng theo thiết kế sẽ là pho tượng Phật lớn uy nghi  cùng ngôi chùa hướng phía Nam ( hướng của Trí Tuệ và Bát Nhã, cứu cánh của Phật đạo).

Nơi đây vốn như tiên cảnh sẽ là điểm du lịch hấp dẫn của TP Uông Bí và vùng Đông Bắc. Chuyện Rồng mây thị hiện trên đỉnh núi Thành Đẳng theo tiếng chuông chùa như ngầm chỉ sự hội tụ của lòng người với cõi tâm linh. Tin rằng, có duyên chắc chắn không phải một lần, Long Vân sẽ còn nhiều dịp về lại Ba Vàng.

Đoàn Lâm

Đọc thêm