Lũ dâng ngập hàng nghìn nhà dân, thuyền công tác của cán bộ lật giữa sông Gianh

(PLVN) - Đoàn công tác của chính quyền huyện Tuyên Hoá bị lật thuyền chìm, người trên thuyền bị rơi xuống sông Gianh, trôi dạt gần 1km. Rất may người dân cứu nạn kịp thời.
Lũ dâng đe doạ nguy cơ ngập lụt sâu ở xã Quảng Hait, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Lũ dâng đe doạ nguy cơ ngập lụt sâu ở xã Quảng Hait, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Thông tin ban đầu, khoảng 8h30 hôm nay, 5/9 ại Quảng Bình, đoàn công tác của UBND huyện Tuyên Hóa gồm: ông Cao Văn Tín - Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Hoàng Văn Phúc - Trưởng phòng GD-ĐT và ông Đoàn Thanh Đạm - Phóng viên Đài Truyền thanh Truyền hình cùng 3 cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện này đã dùng thuyền máy đi dọc sông Gianh để nắm tình hình, thăm hỏi bà con vùng lũ. Khi đến khu vực xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hoá thì không may thuyền bị lật do gặp vật cản và nước xiết.

Toàn bộ số người trên thuyền bị rơi xuống sông và bị trôi dạt gần 1km. Rất may người dân phát hiện và kịp thời cứu nạn. Khoảng 1 giờ sau, toàn bộ số người gặp nạn được đưa lên bờ an toàn.

Người dân ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch - trung tâm du lịch của Quảng Bình - phải dùng thuyền để đi lại.
Người dân ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch - trung tâm du lịch của Quảng Bình - phải dùng thuyền để đi lại.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Bình, từ rạng sáng đến chiều nay, Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 40 – 60mm, có nơi lên đến gần 100mm.

Nhiều địa phương của tỉnh này vẫn tiếp tục đối diện với nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt tại các vùng trũng thấp, đô thị.

Mưa lũ những ngày qua đã làm 2 người chết và mất tích, nhiều tàu thuyền bị sóng đánh chìm, hư hỏng. Nhiều diện tích hoa màu, gia súc gia cầm của nhân dân bị thiệt hại hoàn toàn. Hàng nghìn hộ dân vẫn chìm trong nước lớn và hàng nghìn hộ dân khác vẫn đang bị cô lập bởi nước lũ…

Nước dâng chia cắt đường vào xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn.
Nước dâng chia cắt đường vào xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn.

Ghi nhận của PLVN tại 9 xã vùng Nam của thị xã Ba Đồn (gồm: Quảng Hải, Quảng Lộc, Quảng Hòa, Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Thủy, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Tân) vào trưa 5/9, đoạn đường từ cầu Quảng Hải đi về các xã này đã bị nước lũ chia cắt. Chính quyền địa phương đã tổ chức chốt chặn, cảnh báo không cho người dân cùng các phương tiện đi vào các địa bàn này.

Lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lực lượng phối hợp cùng Ban chỉ huy Quân sự thị xã Ba Đồn dùng ca-nô chuyên dụng đi kiểm tra, đánh giá tình hình mưa lũ ở dọc tuyến sông Gianh ở khu vực 9 xã này và hướng dẫn người dân phòng tránh lũ an toàn.

Ca-nô chuyên dụng của lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình kiểm tra khu vực ven sông các xã vùng Nam thị xã Ba Đồn.
Ca-nô chuyên dụng của lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình kiểm tra khu vực ven sông các xã vùng Nam thị xã Ba Đồn.

Trước đó, 22h15 đêm 4/9, tàu cá QB 98218TS của ngư dân Nguyễn Ngọc Hải (ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn) đang neo đậu trên sông Gianh bị sóng to gió lớn giật đứt dây neo trôi ra biển, mắc cạn. Hiện tàu này đã thoát khỏi vị trí mắc cạn nhưng không thể vào bờ do nước lũ về và phải neo cách xa ngoài của biển.

Chị Hồ Thị Chăn (SN 1986, trú tại bản Pa Chong, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa) bị mất tích khi đi bắt cá từ chiều 2/9 vẫn chưa được tìm thấy. Tỉnh Quảng Bình đã có 4 người bị thương trong quá trình tránh lũ.

Người dân xã Quảng Hải di chuyển gia súc lên cao để tránh lũ.
Người dân xã Quảng Hải di chuyển gia súc lên cao để tránh lũ.

Tại nhiều địa bàn của các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, hàng nghìn nhà dân bị ngập từ hôm qua 4/9 vẫn chưa có dấu hiệu rút nước đáng kể.

Nhiều đơn vị du lịch ở trung tâm du lịch Phong Nha phải dùng thuyền để di chuyển khách khỏi các vùng nước đang dâng cao.
Nhiều đơn vị du lịch ở trung tâm du lịch Phong Nha phải dùng thuyền để di chuyển khách khỏi các vùng nước đang dâng cao.

Đọc thêm