Ly thân còn xa... “cây gậy pháp luật”

Thống kê cho thấy có tới hơn 90% các cuộc ly hôn đều trải qua giai đoạn ly thân. Thế nhưng, pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam không có chế định ly thân. Trong khi đó, đã và đang có rất nhiều vấn đề xảy ra trong giai đoạn ly thân, đòi hỏi phải có sự tham gia của pháp luật.

Thống kê cho thấy có tới hơn 90% các cuộc ly hôn đều trải qua giai đoạn ly thân. Thế nhưng, pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam không có chế định ly thân. Trong khi đó, đã và đang có rất nhiều vấn đề xảy ra trong giai đoạn ly thân, đòi hỏi phải có sự tham gia của pháp luật.

Ly thân không phải bước đệm của ly hôn
Ly thân không phải bước đệm của ly hôn

Nghìn lẻ một những băn khoăn về ly thân

Anh Nguyễn Trần Anh (ở TP.HCM) tìm đến luật sư để hỏi về trường hợp vợ chồng anh. Vì không hợp tính nhau nên vợ chồng anh Trần Anh sau khi có đứa con trai đã sống ly thân với nhau. Thời gian ly thân tính đến nay đã được 5 năm và trong thời gian đó, vợ anh ra sống, làm việc tại nước ngoài. Hàng tháng, chị vợ vẫn gửi phần lớn thu nhập của mình về cho bố mẹ đẻ tích lũy và một phần gửi chồng nuôi con.

Đến nay, anh Trần Anh đã quen người phụ nữ khác và muốn tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống của cậu con chung, anh Trần Anh tìm đến luật sư hỏi xem  số tài sản mà người vợ có được trong thời gian hai người ly thân có được coi là tài sản chung hay không? Nếu ly hôn thì người chồng có được chia hay không?

Ở một ví dụ khác, anh Nguyễn Hữu Cần (ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) muốn ly hôn đơn phương với vợ. Tuy nhiên, anh nghe bạn bè nói rằng muốn ly hôn phải ly thân một thời gian và có ly thân thì ly hôn mới dễ dàng. Hoang mang anh tìm gặp luật sư xin tư vấn thủ tục, trình tự ly thân và hỏi  trong thời gian ly thân anh có được quan hệ tình cảm với người khác phái ngoài vợ không và vấn đề tiền bạc, nợ nần phát sinh trong thời gian ly thân được giải quyết thế nào?.

Đặt ly thân “ngoài vòng pháp luật” - nên hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thống kê: 60% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ 23-30, trong đó 70% ly hôn khi vừa mới kết hôn. Hầu hết vợ chồng khi quyết định ly hôn thường không chuẩn bị kỹ về tâm lý cho bản thân mình và cho con cái, nên đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.

Cứ 5 người ly hôn thì có đến 4 người cảm thấy cuộc chia tay của mình là quá vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh khiến họ không thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay sai.

Chính vì thế một câu hỏi đặt ra ở đây là, có nên đặt ly thân ra “ngoài vòng pháp luật”?. Pháp luật hôn nhân gia đình nước ta từng tồn tại chế định về ly thân, tuy nhiên ở Luật HN-GĐ hiện hành chế định đó đã bị bãi bỏ với lý do nhằm tránh gây thêm nhiều phức tạp trong mối quan hệ vốn đã rất “rối ren” này (nhưng trong thời gian gần đây, khi Luật Hôn nhân và Gia đình (HN-GĐ) có động thái chuẩn bị sửa đổi, đã có ý kiến cho rằng nên đưa chế định ly thân vào luật). 

Thậm chí một số người còn nêu quan điểm, ly thân là lối sống không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng các đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong gia đình của nhân dân Việt Nam.

Vì pháp luật không quy định nên hiện nay ly thân là chuyện riêng và thuộc quyền quyết định của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy liên quan đến ly thân lại có rất nhiều bức xúc cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết. Ví dụ như: nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như một “sự ràng buộc không hồi kết” với tư duy “trả thù” hay “không ăn được thì đạp đổ” không cho đối phương đi tìm hạnh phúc mới; hay nhiều người lợi dụng việc ly thân “bẫy” đối phương để dễ dàng ly hôn hơn...

Nói về vấn đề này TS.Nguyễn Văn Cừ - Phó Trưởng Khoa Pháp luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội cho rằng không nhất thiết luật hóa chuyện ly thân, bởi theo pháp luật Việt Nam vợ chồng bình đẳng với nhau về tất cả mọi mặt như con cái, chỗ ở, tài sản, quyền ly hôn... nên không có chuyện vợ/chồng lợi dụng sự ly thân để mưu cầu riêng cho mình.

Hơn nữa, Luật HN-GĐ cũng không có quy định nào cho thấy là vợ chồng nhất thiết phải sống chung, cùng nhà với nhau nên nếu có, chế định ly thân sẽ là thừa (ở những nước có chế định ly thân, khi ly thân hai vợ chồng nhất thiết phải ở riêng và muốn đoàn tụ lại phải xin phép tòa án).

Ly thân không phải là bước đệm để ly hôn

Theo Luật sư Huỳnh Minh Vũ, Luật HN-GĐ Việt Nam hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Chính vì thế nên trong quy định về căn cứ cho ly hôn không có quy định vợ chồng hải ly thân mới được ly hôn và cũng không có một định nghĩa chính xác nào về ly thân và không có một cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết  ly thân cho người có nhu cầu.

Còn hiểu một cách nôm na, ly thân là sự sống riêng giữa vợ và chồng thể hiện qua việc không ăn chung, không ở chung, không sinh hoạt vợ chồng.

Trong luật pháp của nhiều nước có chế định về ly thân thì ly thân là nhằm mục đích giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ chồng, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Mặt khác, sống ly thân là để cho các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cả, sửa đổi tính tình…tiến đến tha thứ cho nhau, vợ chồng đoàn tụ.

Ly thân làm không chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng, nên trong thời gian sống ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con chung, tài sản. Như vậy, cách hiểu của nhiều nước cũng như Việt Nam cho thấy ly thân là để hướng đến sự hòa hợp chứ không phải hướng đến ly hôn. Do đó, ly thân không phải bước đệm của ly hôn.

Hồng Minh

Đọc thêm