'Mang tiền về cho mẹ' của Đen Vâu vào đề thi ngữ văn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơn sốt "Mang tiền về cho mẹ" của Đen Vâu vẫn chưa hạ nhiệt trong giới học đường, một trường ở TP HCM đã không ngần ngại "bắt trend".
Hình ảnh trong MV "Mang tiền về cho mẹ". Ảnh: Đen Vâu Official
Hình ảnh trong MV "Mang tiền về cho mẹ". Ảnh: Đen Vâu Official

Mới đây, Đề ôn tập học kỳ 1 môn Văn của học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Trần Cao Vân, quận Tân Phú, TP HCM được học sinh liên tục chia sẻ và thảo luận, khi đưa đúng vấn đề đang gây tranh cãi từ bài rap "Mang tiền về cho mẹ" của Đen Vâu.

Cụ thể, đề kiểm tra của Trường THCS-THPT Trần Cao Vân đã sử dụng đoạn trích trong bài rap của Đen Vâu, với những câu hỏi trong phần đọc hiểu như “Đen Vâu khẳng định mẹ mình “không dám” làm những gì? Vì sao?” hay “Em có đồng tình với quan điểm của Đen Vâu trong câu “Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè” không? Vì sao?”…

"Mang tiền về cho mẹ" của Đen Vâu được đưa vào đề ôn tập môn Văn của Trường THCS - THPT Trần Cao Vân, Quận Tân Phú, TPHCM (Ảnh chụp lại màn hình).

Nhiều học sinh thích thú với phần nghị luận văn học chiếm 2 điểm của đề bài này. Theo đó, đề bài có nội dung: Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình về câu hát: "Mang tiền về cho mẹ/ Đừng mang ưu phiền về cho mẹ".

Tác giả của đề thi trên là thầy Hà Văn Vụ - giáo viên môn ngữ văn Trường THCS-THPT Trần Cao Vân cho biết, thầy không phải là người hâm mộ Đen Vâu nhưng biết giọng ca này được học sinh trung học rất mến mộ. Thầy giáo 34 tuổi nhiều lần nghe bài hát Mang tiền về cho mẹ và nhận thấy ca từ gần gũi, dễ hiểu và phù hợp với lứa tuổi THPT. Thầy Vụ chọn một số đoạn phù hợp để ra đề với hy vọng học sinh sẽ hứng thú.

Thầy Hà Văn Vụ, giáo viên trường THCS - THPT Trần Cao Vân.

Sau khi nghe đi nghe lại lời của bài rap, thầy Vụ đã chọn phần nội dung phù hợp nhất làm ngữ liệu xuyên suốt cho đề bài kiểm tra. Đề bài vẫn mang cấu trúc của đề kiểm tra truyền thống với phần đọc-hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học nhưng được giáo viên sử dụng những câu hỏi mở để kiểm tra kỹ năng làm bài môn Ngữ văn. Đồng thời, tạo cơ hội để các em bày tỏ quan điểm, nguyện vọng, chính kiến của mình trước vấn đề mà xã hội đang quan tâm.

Đọc thêm