"Mặt nạ Trung thu" nguy cơ "tiếp tay" tội phạm

Cầm trên tay chiếc mặt nạ có khuôn mặt hình đàn ông để râu đang hút thuốc, phóng viên hỏi người bán hàng nếu người nào đeo vào trong trời tối nhập nhoạng để cướp giật hay làm việc phạm pháp để qua mặt cơ quan điều tra thì sao?. Người bán hàng thủng thẳng: “Chúng tôi bán mặt nạ giống khuôn mặt nguời, còn người mua làm việc phạm pháp hay không, tôi không cần quan tâm vì có phải là việc của tôi đâu!”.

[links()]Gần đến ngày Tết Trung thu, dạo một vòng các tuyến phố chuyên về đồ chơi trẻ em như: Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược, chợ Đồng Xuân… không khó để tìm thấy những đồ chơi kinh dị như; mặt nạ ma, quỷ, tay, đầu ma với những chiếc răng nhọn hoắt, lòe loẹt máu khiến người yếu bóng vía phải giật mình. 

Đơn cử như mặt nạ ma, thường được nhiều nước sử dụng trong lễ hội hóa trang, mục tiêu của nó là càng kinh dị bao nhiêu, càng làm người ta sợ thì càng đắt. Rất nhiều người không khỏi suýt ngất xỉu khi nhìn thấy một bàn tay giống y như bàn tay thật với máu me vương vãi khắp nơi hay chiếc đầu gần giống đầu người thật với đôi mặt trợn ngược được “quăng quật” trên các sạp hàng.  
Thứ ấy không hề liên quan gì đến tết Trung thu vốn rất nhân văn qua những câu chuyện người Việt. Đồ chơi ấy có lẽ sẽ kích động sự hung hăng của con trẻ nhiều hơn nhu cầu giải trí thông thường. 
Để tạo sự “khác lạ”, năm nay, các cửa hàng đã “chào bán” loại mặt nạ mới có khuôn mặt người. Những chiếc mặt nạ làm bằng silicon, chất nhựa dẻo có các khuôn mặt người với những hình thù kỳ quái khác nhau. Tuy chưa phải “sắc nét” như “mặt nạ da người” đang quảng cáo trên mạng ở Trung Quốc nhưng những mặt nạ này cùng với bộ tóc giả cũng khiến người đeo nó “biến hình”, khó lòng nhận ra. 
Những chiếc mặt nạ Trung Quốc được bày bán tràn lan
Đây là loại đồ chơi hiện bán công khai, rất chạy vì xuất hiện nhiều “mốt” lạ. Loại mặt nạ này đang được nhiều thanh niên mua bởi giá bán khá ‘bèo” từ 20-30 nghìn đồng/chiếc.
Một chủ hàng ở Hàng Mã khoe: “Mặt nạ này “ăn” khách lắm. Hầu hết ngày nào tôi cũng bán vài chục cái. Vì nó rẻ lại trông hơi giống mặt người thật nên nhiều thanh thiếu niên tìm mua. Đặc biệt, có khá nhiều khách hàng đã đến hỏi mua cách đây trước cả tuần, thậm chí còn đặt những phục trang kinh dị hay đặt thiết kế những mẫu mặt nạ độc và có khuôn mặt biểu cảm “ghê rợn”.
Cầm trên tay chiếc mặt nạ có khuôn mặt hình đàn ông để râu đang hút thuốc, phóng viên hỏi người bán hàng nếu người nào đeo vào trong trời tối nhập nhoạng để cướp giật hay làm việc phạm pháp để qua mặt cơ quan điều tra thì sao?. Người bán hàng thủng thẳng: “Chúng tôi bán mặt nạ giống khuôn mặt nguời, còn người mua làm việc phạm pháp hay không, tôi không cần quan tâm vì có phải là việc của tôi đâu!”.
Thứ mặt nạ này có thể chơi đùa, hoặc để đóng kịch trên sân khấu, song không ít người lo ngại mặt nạ hình khuôn mặt người này rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để cải trang thực hiện các hành vi phạm tội mà tránh bị phát hiện khi trời tối.
Theo giới kinh doanh các loại đồ chơi, hầu hết các loại đồ chơi “độc địa” này có xuất xứ từ Trung Quốc, và được đưa về Việt Nam bằng các con đường “tiểu ngạch”. Để đề phòng bị các ngành chức năng kiểm tra, xử lý, các cửa hàng đồ chơi thường bán những loại hàng “độc” này xen lẫn với những loại đồ chơi thông dụng, hoặc giấu bên trong các tủ hàng. Nhưng chỉ cần khách hàng có yêu cầu là muốn mua loại nào, số lượng ít, nhiều đều có thể được đáp ứng. 
Đáng lo ngại hơn, gần đây, những loại mặt nạ kinh dị, ma quái dạng này “tràn” cả ra các khu vực cổng trường, những khu vui chơi, giải trí... bằng các xe đẩy bán đồ chơi lưu động. 
Việc chọn lựa đồ chơi phù hợp với trẻ đã đến lúc cần phải cảnh báo cùng với việc các ngành chức năng cần quan tâm hơn đến việc kiểm tra, xử lý tình trạng mặt nạ kinh dị, mặt nạ khuôn mặt người đang “đổ bộ” tại các phố đồ chơi như hiện nay.
Thùy Dương

Đọc thêm