Cách lau chùi giày
Dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới.
Dùng sữa tươi lau giày có thể làm cho giày và các đồ da khác không bị nứt.
Chúng ta có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh dày thay cho bàn chải đánh xi. Điều này cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.
Giày da trắng bị bẩn, trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiểu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.
Những đôi dày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.
Bảo quản giày da
Để giày da luôn sáng bóng thì cách tốt nhât là hạn chế giầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp mỡ lợn hoặc dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Đòng thời ta phải cho ít giấy vụn vào trong giày để cho giày luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Sau đó cho vào hộp và cất giữ.
Đối với những vùng có độ ẩm cao, chúng ta cũng có thể cất giày vào túi ni lông. Trước tiên chúng ta phải dùng khăn ấm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi, rồi sau đó cho vào túi ni lông và buộc kín. Trước khi buộc nên xả hết không khí trong túi ra để giày không bị mốc.
Giày da bị cứng
Đối với giày da mới mua về thường hay bị cứng làm bạn cảm thấy bị đau phần gót chân. Để làm mềm da bạn có thể sử dụng một tấm mút ướt nước thấm lên bề mặt da, giày sẽ mềm hơn, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Thế nhưng bạn không nên thường xuyên làm điều này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da của giày.
Đối với giày da dùng lâu ngày nên bị cứng bạn có thể chà lên da bằng một nữa củ khoai tây hoặc phết lên giày một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi, cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa
Bảo quản giày dép bằng giấy báo và khăn giấy
Khi đi mưa về, các bạn dùng khăn khô ( khăn giấy, giấy đa năng…) lau sạch bụi bẩn, rồi vò nhàu 1 tờ báo rồi cho vào trong giày. Các bạn nên cắt nhỏ tờ báo rồi vò nhàu thành nhiều cuộn nhỏ nhé. Làm như vậy vừa có thể vừa giúp giữ dáng vừa bảo đảm cho giày không bị quá khô. Không nhét tất vào trong giày để tránh tạo ổ vi trùng, rất có hại cho da chân và gây mùi khó chịu.
Làm khô giày dép bằng gạo
Cho giày dép còn ướt vào một hộp gạo nhỏ và đậy kín nắp lại. Gạo có tác dụng hút ẩm rất cao, sẽ nhanh chóng làm khô giày dép cho bạn thay vì cứ ngồi chờ đợi nắng ấm vào mùa đông. Nhưng bạn phải lưu ý, nếu gạo bị ẩm rồi thì phải thay 1 lớp khác nhé.
Bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô bớt nước trước khi thực hiện cách này, nhưng lưu ý không sử dụng máy sấy với đồ da nhé.
Để giày dép nơi cao ráo, thoáng mát.
Mùa đông, độ ẩm thấp cao. Sự ẩm thấp sẽ làm xuất hiện nấm mốc và vết thâm đen trên bề mặt giày. Vì vậy, phải chú ý chỗ để giày dép nhé và nên lót dưới chỗ để giày dép 1 lớp khăn.
Cho giày dép vào hộp nhựa hoặc túi bảo quản giày dép
Với những giày dép ít đi, bạn có thể cho giày dép vào hộp nhựa hoặc túi bảo quản giày dép rồi đóng chặt nắp lại. Vừa giữ được dáng giày dép mà không để giày dép bị bẩn hay ẩm mốc./.