Mẹo kết nối wifi ở nơi sóng yếu đơn giản nhất

(PLO) - Khi mạng Internet bị chậm do tín hiệu sóng Wifi quá yếu, hãy thử một vài mẹo đơn giản sau đây, bạn sẽ thấy tình trạng này sẽ được khắc phục hoàn toàn
Mẹo kết nối wifi ở nơi sóng yếu đơn giản nhất

1.Sử dụng một Ăn-ten tốt hơn

Thường thì trên thiết bị Wireless Router đều được trang bị một ăng-ten để truyền/phát sóng ra xung quanh. Khi bạn đặt thiết bị này ở sát tường, một phần sóng có thể sẽ được truyền ra khu vực bên ngoài. Trong khi những khu vực khác không gần phạm vi phủ sóng của ăng-ten thì sóng lại yếu đi.

Kết quả hình ảnh cho ăng ten

Để giải quyết bạn có thể thay ăng-ten có sẵn của nhà sản xuất bằng ăng-ten khác chỉ phủ sóng ở một hướng nhất định. Phương pháp này là một cách đơn giản để cải thiện chất lượng tính hiệu sóng mà không cần phải mua một thiết bị Router mới.

2.Thay đổi vị trí đặt Wireless Router

Có rất nhiều thứ khiến sóng wifi bị cản trở trên đường nó “đáp” đến thiết bị của bạn, ví dụ như bức tường ngăn cách giữa phòng ngủ và nhà bếp, tấm rèm bằng gỗ hay cửa kính ngăn cách giữa phòng bạn và phần còn lại của thế giới…

Kết quả hình ảnh cho 2.Thay đổi vị trí đặt Wireless Router

Do đó hãy chọn vị trí thuận lợi (có thể làm vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thiết bị di động có thể bắt sóng tốt nhất), đặt router tại đó, và tận hưởng cảm giác lướt internet thần tốc. Mẹo nhỏ là bạn nên để ăn-ten của router thẳng đứng, đừng để nó nằm ngang, như vậy tình trạng mạng có thể được cải thiện rất đáng kể.

Nếu thay đổi vị trí không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc mua bộ tiếp sóng. Dụng cụ này giúp tăng tầm phủ sóng khoảng 25 mét, nhưng yêu cầu cài đặt khá rắc rối.

3.Khởi động lại thiết bị

Hầu hết các thiết bị Router mới hiện nay không cần phải khởi động lại một cách thường xuyên, nhưng nếu bổng nhiên bạn không thể kết nối vào Internet thì việc khởi động lại Router là thao tác mà bạn nên nghĩ đến đầu tiên. Trên thực tế thì khi bạn cần trợ giúp cho trường hợp thiết bị Router có vấn đề thì việc đầu tiên mà bộ phận Support của nhà sản xuất cần bạn làm là khởi động lại thiết bị.

Kết quả hình ảnh cho khởi động lại thiết bị

Một số các thiết bị Router thường phải “nhờ” bạn thao tác khởi động lại thường xuyên để có hiệu suất phát sóng và tốc độ tốt nhất. Và một số lại được trang bị thêm tính năng tự khởi động lại theo lịch trình lập trước của người dùng như DD-WRT hoặc Tomato trong firmware nên bạn có thể khai thác và lệnh lịch cho chúng ở những khoảng thời gian rảnh rỗi như khi đi ngủ hoặc đi làm.

4.Trang bị thêm thiết bị lặp lại tín hiệu

Dù có được trang bị ăng-ten có khả năng phát sóng tốt nhất đi nữa thì một router duy nhất cũng không đủ mạnh để phát sóng toàn bộ ngôi nhà nhiều tầng. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải sử dụng một router thứ hai như là một điểm truy cập để mở rộng phạm vi của mạng.

Kết quả hình ảnh cho thiết bị lặp tín hiệu

Nếu bạn có một bộ định tuyến dự phòng thì chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản như: Cắm router thứ hai vào cổng LAN của router chính và chạy tiện ích thiết lập của nó (thiết lập địa chỉ netmask, gateway, và SSID của router thứ 2 giống với router chính) và tắt DHCP ở router thứ 2. Kết quả nhận được là tại các điểm truy cập ở xa router chính nhưng bạn vẫn có thể nhận được tốt tín hiệu (dù trước đó tín hiệu Wifi rất yếu).

5.Thử tập trung tín hiệu bằng vỏ lon bia

Một số bề mặt kim loại phản xạ lại tín hiệu Wifi, làm gián đoạn đường truyền của mạng không dây khi thiết bị sử dụng một ăng-ten đẳng hướng. Bạn có thể tận dụng đặc tính đó để tập trung tín hiệu từ ăng-ten đẳng hướng nhằm mục đích hướng tín hiệu về phía máy tính hay bàn làm việc của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh vùng phủ sóng ở phía kia, nhưng bù lại chúng ta có thể tăng cường tín hiệu Wifi lên.

Kết quả hình ảnh cho tập trung tín hiệu bằng vỏ bia

Cách làm khá đơn giản, bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Lật úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái ăng-ten của router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất là được./.

Đọc thêm