Thời gian nghỉ đã hè đã hết, đây là được coi là thời điểm dễ tìm phòng trọ nhất. Nhưng thực tế không phải vậy. Tôi đã đi cả nhiều ngày mà không tìm được chỗ nào phù hợp ý mình. Phòng thì giá tiền "cắt cổ", phòng giá tiền hợp lý thì rất xập xệ.
Trong cùng 1 ngõ có rất nhiều giấy thông báo cho thuê phòng trọ. |
Tại khu phố Chính Kinh (Thanh Xuân), gần nhiều trường đại học, có vị trí thuận lợi nên giá phòng ở đây không hề mềm chút nào. Tại khu vực này, rất hiếm và hầu như không có phòng dưới 2 triệu đồng/tháng. Giá phòng tại đây thường là 2 - 2,5 triệu đồng mà lại chỉ được phép ở tối đa 3 người, chưa tính điện nước và những khoản phát sinh khác.
Nếu như tính hoàn thiện tất cả các khoản tiền thì trong một tháng các bạn sinh viên phải chi trả từ 1 triệu đến 2 triệu đồng tiền nhà. Đấy là một số tiền không nhỏ đối với các bạn sinh viên, nhất là ở các vùng kinh tế còn khó khăn lên Hà Nội học tập.
Khu Phùng Khoang giá phòng trọ có vẻ "mềm" hơn một chút. Giá phòng dao động từ 1,5 triệu đến hơn 2 triệu đồng và điểm này cũng khá thuận tiện cho đi chợ, xe buýt nên mật độ sinh viên tập trung khá nhiều.
Đi sâu vào các ngõ, hẻm xung quanh mấy trường đại học như KHXH & NV, Khoa học Tự nhiên, Đại học Hà Nội chỗ nào cũng thấy dán giấy cho thuê phòng với những lời mời chào, giới thiệu rất hấp dẫn về giá cả, cũng như môi trường sống nhưng khi liên hệ theo những số điện thoại trên những tờ thông báo đó hầu hết đều được nói là đã hết phòng hoặc là của "cò" nhà đất.
Hẳn nhiên đã là "cò" thì muốn xem phòng hay thuê phòng thì phải để "cò" dẫn đi và phải mất tiền ngay cả khi chẳng tìm được nhà. Tôi đến một văn phòng trung gian như vậy, sau một lúc hồi trao đổi về những yêu cầu mà tôi cần ,thì người trung gian đã dẫn tôi đi xem một số phòng như đã thỏa thuận từ trước. Đi xem đến 3, 4 phòng mà vẫn chưa ưng ý nhừng tôi vẫn phải trả 150.000 đồng phí môi giới.
Giá phòng trọ ở ngoài khá là đắt đỏ nên nhiều bạn sinh viên đã chọn cho mình phương án là ở trong ký túc của trường, vừa tiết kiệm chi tiêu lại đỡ vất vả trong khoản đi lại và nhất là có thể tập yên tĩnh học tập. Nhưng đâu phải ai muốn ở KTX cũng được vì mỗi trường đều có những chỉ tiêu nhất định và đó thường dành cho những người thuộc chính sách ưu tiên.
Chỉ tiêu ở ký túc xá trường Học Viện Bưu chính Viễn thông là 200 trong khi đó chỉ tiêu sinh viên vào trường năm nay là 1500. Còn ký túc trường Đại học KHXH& NV là khoảng 300 chỉ tiêu mà số sinh viên đầu vào khoảng 1400. Và chỉ có những ai thuộc dạng chính sách ưu tiên mới dành được một "tấm vé vàng" vào ở "khách sạn sinh viên". Phần lớn sinh viên còn lại sẽ phải ra ngoài tìm phòng trọ.
Ông Dũng ở Nam Định cùng con trai vừa đỗ đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tranh thủ lên Hà Nội sớm tìm phòng trọ cho dễ nhưng cũng như tôi, đi cả mấy ngày mà hai bố con vẫn chưa tìm được phòng ưng ý. Đa phần thì tại giá cao quá, có nơi không đảm bảo an ninh…"Tôi tưởng đây là thời điểm tìm dễ tìm phòng nhưng không ngờ gian nan thế. Chẳng biết mấy ngày nữa có tìm nổi chỗ cho cháu nó trọ không?.", ông Dũng than thở.
Quỳnh Nga