Mời đón đọc Chuyên đề Pháp luật số đặc biệt “Bảo tồn và Phát triển di sản”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Câu chuyện phát triển kinh tế - du lịch phải gắn với bảo tồn và phát triển di sản văn hóa luôn là vấn đề nóng, đòi hỏi trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Đó cũng là nội dung chính của Chuyên đề số đặc biệt cuối tháng 6 mà Pháp luật Việt Nam gửi tới quý vị.
Mời đón đọc Chuyên đề Pháp luật số đặc biệt “Bảo tồn và Phát triển di sản”

Xin được gửi thông điệp bảo tồn và phát triển di sản qua câu chuyện đẹp về hành trình bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. “Đệ nhất thiên nhiên thế giới” nơi đây có mức độ đa dạng sinh học nơi đây thuộc hàng cao nhất thế giới, những năm qua Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành địa chỉ thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước khám phá, trải nghiệm.

Đây là niềm tự hào không chỉ riêng tỉnh Quảng Bình mà của cả đất nước, cũng là trách nhiệm chung của cả cộng đồng trong việc phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của di sản.

Và có lẽ câu chuyện bảo tồn và phát triển di sản lắng đọng nhất, sâu sắc nhất là ở miền đất cố đố Huế. Huế hôm nay đang trên đà phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vậy làm sao để đạt “nhiệm vụ kép”: xây dựng đô thị Huế hiện đại, văn minh mà vẫn vẹn nguyên “hồn cốt” của kinh đô văn hiến: mãi đẹp, mãi xanh, vẫn cổ kính thâm trầm như đã từng từ mấy trăm năm trước...?

Một nhà thơ đã viết: “Ai sợ yêu xin đừng đến Huế!” như một “cảnh báo” cực kỳ dễ thương về sức hút khó cưỡng của miền đất Tình Yêu. Yêu Huế, tự hào về Huế là phải gắn với trách nhiệm bảo tồn và phát triển di sản.

Xin trân trọng giới thiệu!

Đọc thêm