Món quà tinh thần dành cho mẹ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ở tuổi già, mẹ thường có tâm lý tủi thân, rất cần sự thấu hiểu, chăm sóc của các con. Bởi vậy, những bữa ăn gia đình hay chuyến du lịch cùng mẹ là món quà tinh thần lớn lao dành cho mẹ.
Chăm sóc sức khỏe mẹ khi về già.

Chăm sóc sức khỏe mẹ khi về già.

Thấu hiểu và sẻ chia

Mới đây, câu chuyện người đàn ông 50 tuổi ở Trung Quốc dành cả cuộc đời để chăm sóc người mẹ già mắc bệnh pakinson đã gây xúc động cộng đồng mạng. Người đàn ông đã nhất quyết không lấy vợ, 28 năm ngủ cùng mẹ trong căn phòng chỉ vỏn vẹn 10m2 để tiện trông nom bà.

Mặc dù nhận về nhiều bàn tán từ họ hàng và hàng xóm về việc không có người san sẻ buồn vui. Tuy nhiên, khi biết về lý do của câu chuyện, nhiều người đã không khỏi xúc động và đồng cảm. Mẹ của anh không may bị mắc bệnh parkinson suốt 28 năm.

“Mẹ tôi không thể rời xa tôi dù chỉ một lúc. Tôi ở đâu, mẹ sẽ ở đó. Chỉ cần có thể giúp mẹ, tôi sẽ làm việc chăm chỉ. Đây không phải là việc cần làm mà phải làm, đó là chữ hiếu mà con cái dành cho cha mẹ” - anh Cao Gia Nhĩ nói.

Mẹ là người hi sinh nhiều nhất cho chúng ta. Khi về già, việc chăm sóc sức khoẻ và tinh thần cho mẹ là điều rất quan trọng. Suresh Rajenthiran, một giám đốc tiếp thị và truyền thông người Malaysia từng chia sẻ quan điểm của mình: “Một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, chúng ta có thể cảm thấy rằng mẹ của mình trở thành một gánh nặng, đặc biệt khi chúng ta đang cố gắng gây dựng sự nghiệp, các mục tiêu hay các mối quan hệ của mình. Nhưng nếu bạn biết những gì mẹ đã hy sinh cho bạn, bạn sẽ không còn coi đó là gánh nặng, mà là bổn phận của chính mình”. Mẹ nhạy cảm và dễ tủi thân, sợ bị lãng quên. Vì vậy, con cái nên chăm sóc sao cho khéo.

Bên cạnh việc chăm sóc về tài chính, thể chất, một trách nhiệm khác của con cái khi mẹ về già chính là chăm sóc tinh thần cho mẹ. Trong khi đó, con cái khi bước vào tuổi trung niên sức khỏe, thể chất tinh thần đều yếu đi. Thời gian này, thay vì tập trung tận hưởng cuộc sống, bù đắp những điều tuổi trẻ chưa có cơ hội thực hiện, nhiều người tập trung cho việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ, thậm chí phải ở bên giám sát, ngăn ngừa mẹ khỏi tai nạn.

Hàng tháng chu cấp vật chất, tiền bạc chưa chắc đã khiến mẹ sống vui sướng. Điều quan trọng là giữ tinh thần thoải mái, cảm nhận được tình yêu thương của con cháu.

Ngày nay, có nhiều quan niệm về chăm sóc mẹ già. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa Á - Âu đã vô tình hình thành nên nhiều luồng suy nghĩ trái chiều và khiến chúng ta cảm thấy bối rối. Ở các nước truyền thống Châu Á, mẹ đã dành thời gian, công sức và tiền bạc để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta. Do đó, khi họ về già, con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc mẹ.

Ngược lại, ở các nước Châu Âu, mẹ chỉ cần lo lắng cho con đến cột mốc trưởng thành - năm con 18 tuổi. Sau đó, con sẽ tự lập, không còn sống chung với mẹ nữa. Và cũng chính vì thế, con cái không cần chăm sóc mẹ khi họ về già mà mẹ sẽ tự đăng ký vào các viện dưỡng lão hoặc ở tại nhà riêng và chăm sóc cho nhau.

Chính 2 nền văn hóa khác biệt đã làm nhiều người cảm thấy bối rối trong chuyện phụng dưỡng, báo hiếu với bậc sinh thành của mình. Nhìn chung, chúng ta nên chăm sóc người đã sinh ra mình bằng sự tự nguyện và tâm lý thoải mái nhất.

Mẹ thường có tâm lý hoài cổ, thích nói chuyện về gia đình, cuộc sống và có khi một vấn đề hay một chuyện nào đó được họ hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Thực tế có nhiều người chê bai mẹ cổ hủ, già lẩm cẩm. Bạn đâu biết khi mẹ họ nghe như vậy rất dễ mủi lòng, dễ buồn, có khi suy nghĩ lung tung.

Tuyệt đối không nên cắt ngang hay chê bai mẹ một cách thẳng thừng. Thay vào đó, chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện và tương tác một cách khéo léo. Tuổi già được sống dưới mái ấm gia đình cùng con cháu, họ sẽ cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc. Thế mới nói, gia đình là nơi dưỡng lão tốt nhất dành cho mẹ.

Chăm sóc sức khỏe và tinh thần

Suy dinh dưỡng là một nguy cơ khá phổ biến mà người cao tuổi Đông Nam Á phải đối mặt. Trung bình cứ 3/10 mẹ già ở Malaysia và 1/3 mẹ già ở Singapore có nguy cơ suy dinh dưỡng - theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của sức khỏe khối cơ đến tình trạng sức khỏe tổng thể: Dữ liệu mới từ nghiên cứu trên mẹ già tại châu Á”.

Chăm sóc mẹ già cần cẩn thận trong từng chút một. Bạn nên chú ý đến an toàn của mẹ, không để sàn nhà bị trơn ướt, sắp xếp phòng ngủ ở tầng trệt để hạn chế mẹ phải di chuyển, leo cầu thang,... Ngoài ra, cần chú ý để thuốc của mẹ ở những nơi dễ lấy nhất, tránh trường hợp nguy hiểm như mẹ phát bệnh mà không thể tìm thấy thuốc,... Hơn nữa, để chú ý đến an toàn của mẹ, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mẹ và đưa mẹ đi tầm soát bệnh tại các cơ sở y tế.

Mẹ thường khó ngủ, nửa đêm thao thức trằn trọc, thức dậy sớm hơn mọi thành viên trong nhà. Tuổi càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng kém đi, đặc biệt là với những người mắc hội chứng tiền đình, đau nửa đầu, hay suy nghĩ. Để mẹ có giấc ngon, sâu và đủ, cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách. Ngoài ra, cần xây dựng giờ giấc sinh hoạt, tập luyện phù hợp, tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn nơi phòng ngủ. Người cao tuổi nên ngủ đúng giờ; mặc quần áo thoải mái, rộng rãi; tránh đọc sách, xem tivi, nhìn đồng hồ, căng thẳng, lo lắng, xúc động... trước khi ngủ.

Ngoài sức khỏe, mẹ cần được con cháu yêu thương, quan tâm chăm sóc chu đáo, giữ tinh thần thoải mái. Bên cạnh thời gian dành cho các mối quan hệ xã hội và công việc, con cái cần ở bên mẹ bầu bạn, chia sẻ tâm sự, lấp khoảng trống tinh thần và rút ngắn khoảng cách gia đình với nhau. Mỗi ngày, nên có ít nhất một bữa cơm quây quần cùng mẹ. Tự tay nấu ăn, gọt sẵn trái cây, nhớ ngày sinh nhật của bậc sinh thành cũng là cách con cái thể hiện lòng quan tâm chu đáo.

Đi du lịch cùng mẹ cũng là một món quà tinh thần dành cho mẹ. Có khi nào bạn tự hỏi đã bao lâu rồi mình chưa đi du lịch cùng mẹ? Nếu chưa đủ tiền xây nhà to cho mẹ thì bạn hoàn toàn có thể làm những điều trong khả năng của mình như sắp xếp mỗi năm một chuyến du lịch cùng cả nhà. Những chuyến đi ngắn lẫn dài ngày sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ trong “hành trình già đi” của mẹ. Cũng như chúng ta, mẹ cũng cần được đi đây đi đó, thay đổi môi trường và tìm hiểu thêm những điều thú vị.

Tuy nhiên, đừng quên lưu ý trở ngại chủ yếu khi lên kế hoạch đi du lịch cùng phụ huynh chính là sự “lỗi nhịp” giữa hai thế hệ. Bạn còn trẻ khỏe nên thường thích những địa điểm xa xôi độc lạ, trong khi mẹ sức khỏe không còn ở độ thanh xuân sẽ khó lòng bắt kịp. Để giải quyết trở ngại này, bạn có thể tìm kiếm các tour “du lịch chậm”: địa điểm đẹp lạ, không khó di chuyển, thời tiết dễ chịu, thời gian chuyến đi thong thả và đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi tình yêu đủ lớn, chắc chắn bạn có thể lên kế hoạch chuyến đi hoàn hảo để cả nhà có thời gian đáng nhớ bên nhau.

Đi du lịch cùng mẹ sẽ đem lại cho bạn những kỉ niệm đáng nhớ với gia đình. Vì suy cho cùng, gia đình là luôn là bến đỗ của mỗi người. Bạn hãy cùng mẹ đi thật nhiều nơi, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ để bạn có thể mỉm cười khi nhớ về.

Ngoài ra, trong đời sống hằng ngày, chúng ta hãy tạo điều kiện cho mẹ lựa chọn những công việc trong gia đình mà họ có thể giúp trong khả năng cho phép. Khi mẹ được tham gia vào các hoạt động tổ chức cuộc sống gia đình như được con cháu xin lời khuyên, hỏi ý kiến, dạy bảo con cháu,… họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, mình có giá trị, bởi nhiều khi sự an nhàn cũng không tốt cho sức khỏe mẹ.

Đọc thêm