Ngắm "lá phổi xanh" ngày càng co ngót lại giữa Thủ đô

(PLO) - Chưa ai đong đếm một cách chính xác 10 năm trở lại đây Hà Nội mất đi bao nhiêu diện tích cây xanh bởi đô thị hóa, nhưng có một thực tế, lá phổi xanh Thủ đô ngày càng co lại.
Hàng trăm cây Xà cừ còn lại trên đường Láng trở thành lá chắn bảo vệ hoi thở người dân Thủ đô (Ảnh Q.Minh)
Hàng trăm cây Xà cừ còn lại trên đường Láng trở thành lá chắn bảo vệ hoi thở người dân Thủ đô (Ảnh Q.Minh)
Đường Láng có chiều dài khoảng 4 km. Hướng Đông Bắc tiếp giáp với đường Bưởi (quận Ba Đình). Hướng Đông Nam tiếp giáp với Đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân).
Để thực hiện dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, và mới đây là dự án đường Vành đai 2 tuyến Nhật Tân - Cầu Giấy - nhiều gốc xà cừ hàng trăm năm tuổi trên tuyến đường này đã bị đốn hạ, để lại không ít nuối tiếc cho người dân Thủ đô.
Dự kiến tới đây, để thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án đường sắt Cát Linh - Nhổn, hàng trăm gốc xà cừ cổ trên tuyến phố Kim Mã cũng sẽ bị đốn hạ để thi công công trình. 
Cùng PLO nhìn lại "một góc lá phổi của Thủ đô" để thấy không gian cây xanh Hà Nội quý giá nhường nào:
Điểm đầu đường Láng phía Đông Nam tiếp giáp đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân). Những năm 2003-2005, nhiều hộ dân đầu đường Láng phải di dời làm đường và cầu vượt Ngã Tư Sở. Thời đó, nhiều cây xà cừ cũng đã bị chặt bỏ.
Điểm đầu đường Láng phía Đông Nam tiếp giáp đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân). Những năm 2003-2005, nhiều hộ dân đầu đường Láng phải di dời làm đường và cầu vượt Ngã Tư Sở. Thời đó, nhiều cây xà cừ cũng đã bị chặt bỏ. 
Điểm cuối hướng Đông Bắc tiếp giáp đường Bưởi (quận Ba Đình)
Điểm cuối hướng Đông Bắc tiếp giáp đường Bưởi (quận Ba Đình) 
Toàn tuyến đường Láng hiện còn khoảng gần 1.000 gốc xà cừ độ tuổi 70-100 năm
 Toàn tuyến đường Láng hiện còn khoảng gần 1.000 gốc xà cừ độ tuổi 70-100 năm
Gốc xà cừ bị đốn hạ mới đây để thực hiện thi công tuyến Vành đai 2
Gốc xà cừ bị đốn hạ mới đây để thực hiện thi công tuyến Vành đai 2 
Nhiều gốc xà cừ cổ thụ (đoạn nối phố Thái Thịnh 2) cũng bị đốn hạ làm cầu
Nhiều gốc xà cừ cổ thụ (đoạn nối phố Thái Thịnh 2) cũng bị đốn hạ làm cầu
Hiếm đường nào ở Hà Nội có được hàng cây quý giá như đường Láng
Hiếm đường nào ở Hà Nội có được hàng cây quý giá như đường Láng 
Nhiều gốc xà cừ mới được trồng thay thế những cây già cỗi
Nhiều gốc xà cừ mới được trồng thay thế những cây già cỗi 
Những gốc cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi, kiên cường trước mưa bão
Những gốc cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi, kiên cường trước mưa bão
Thân xà cừ lâu năm tạo thành những cái bướu mang lại vẻ cổ kính
Thân xà cừ lâu năm tạo thành những cái bướu mang lại vẻ cổ kính 
Tuyến Vành đai 2, nơi tiếp giáp đường Láng - Buởi, khi đi qua cũng đã chặt hạ hàng chục cây xà cừ
Tuyến Vành đai 2, nơi tiếp giáp đường Láng - Buởi, khi đi qua cũng đã chặt hạ hàng chục cây xà cừ 
Những người thợ cắt tóc dưới gốc cây không khỏi xót xa khi chứng kiến những gốc xà cừ "chảy máu"
Những người thợ cắt tóc dưới gốc cây không khỏi xót xa khi chứng kiến những gốc xà cừ "chảy máu" 
Láng là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch
Láng là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch 
Con đường dài nhất Thủ đô này là nơi giao cắt của nhiều tuyến đường, phố lớn
Con đường dài nhất Thủ đô này là nơi giao cắt của nhiều tuyến đường, phố lớn 
Thảm cỏ, cây xanh được trồng dọc bờ sông Tô Lịch trải dài theo đường Láng tạo cảm giác thư thái, đồng thời bổ sung thêm lá phổi xanh cho Hà Nội
Thảm cỏ, cây xanh được trồng dọc bờ sông Tô Lịch trải dài theo đường Láng tạo cảm giác thư thái, đồng thời bổ sung thêm lá phổi xanh cho Hà Nội 
Để có được hạ tầng giao thông, Hà Nội phải đốn hạ hàng trăm gốc cây Xà cừ có tuổi đời hàng trăm năm trên đường Nguyễn Trãi, giờ đây là đường Láng và tiếp sau đây là tuyến Kim Mã - Công viên Thủ Lệ và chưa hẳn đã dừng lại...
Để có được hạ tầng giao thông, Hà Nội phải đốn hạ hàng trăm gốc cây Xà cừ có tuổi đời hàng trăm năm trên đường Nguyễn Trãi, giờ đây là đường Láng và tiếp sau đây là tuyến Kim Mã - Công viên Thủ Lệ và chưa hẳn đã dừng lại...
Láng là tên gọi đoạn đường dọc sông Tô Lịch từ Ngã Tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, qua đất 3 làng Láng: Làng Thượng, Láng Trung và Láng Hạ.
Láng là tên chữ Nôm của làng Yên Lãng, một làng cổ ven thành Thăng Long, một trong 61 phường của Thăng Long thời Trần. Làng Láng đã có cách đây hàng chục thế kỷ. Xã Yên Lãng có ba thôn là Láng Thượng, Láng Trung và Láng Hạ, giờ là ba phường cùng tên chạy theo chiều dài hơn ba cây số trên dải đất bờ Bắc sông Tô Lịch.
Đường Láng có chiều dài khoảng 4 km. Hướng Đông Bắc tiếp giáp với đường Bưởi. Hướng Đông Nam tiếp giáp với Đường Trường Chinh.
Các tuyến phố cắt ngang: Kim Mã, Cầu Giấy, Chùa Láng, Yên Hòa, Pháo Đài Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Láng Hạ, Quan Nhân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng.

Đọc thêm