(PLO) - Xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) được mệnh danh là “làng phật thủ” do hầu hết hộ dân nơi đây trồng loại cây này. Quả phật thủ nhiều múi, được coi là có dáng tay Phật, thường được người dân đặt lên bàn thờ, với mong muốn mang lại sự bình an, yên vui, no ấm. Càng gần Tết, phật thủ càng trổ màu vàng rực, khiến Đắc Sở dường như khoác áo mới...
Phật thủ được đưa từ Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai về Đắc Sở. Cách trồng tương tự cam, bưởi, cũng chiết cành nhân giống.
Mỗi hộ dân ở Đắc Sở trồng khoảng 150 gốc cây phật thủ. Cây lớn cho 100 - 150 quả, còn cây nhỏ chừng 40 - 60 quả.
Quả phật thụ dáng càng lạ càng bán được nhiều tiền. Giá bán buôn là 100 - 150 nghìn đồng/quả, bán lẻ khoảng 200 nghìn đồng, những quả có dáng lạ giá cao nhất tới 5 triệu đồng. Phật thủ bán cả cây (được tạo thế) giá có thể hàng chục triệu đồng. Một năm thu hoạch phật thủ, trung bình một hộ dân Đắc Sở thu về hàng trăm triệu đồng...
Hình ảnh phật thủ vàng rộ vào mùa thu hoạch ở Đắc Sở:
|
Vườn phật thủ vào mùa thu hoạch
|
|
Phật thủ sai quả, người trồng phải chằng chống kỹ càng để không gẫy cành. |
|
Khi quả báo hiệu sắp chín, người dân bọc giấy để quả chín đều. |
|
Quả được bọc giấy sẽ ít bị hỏng, trầy xước khi rơi xuống hoặc va chạm trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. |
|
Phật thủ có màu vàng đều là lúc cho thu hoạch... |
|
Quả phật thủ "nước đầu" (loại quả được hái lượt đầu tiên trên cây - PV). |
|
Quả phật thủ có giá tiền triệu vì dáng lạ. |
|
Người dân chọn phật thủ dáng lạ để thu hoạch và bán riêng. |
|
Khách mua lẻ có thể vào tận vườn chọn quả. |
|
Những quả phật thủ sót lại khi thu hoạch "nước đầu". |
|
Phật thủ ra hoa ngay cả khi đang thu hoạch, những bông hoa này sẽ cung ứng quả vào ngày rằm sau Tết Nguyên đán. |
|
Hoa của phật thủ giống hoa của bưởi, cam, chanh |
|
Khi người dân thu hoạch quả thì cũng là lúc cây phật thủ bắt đầu rụng lá để chuẩn bị nảy lộc non. |