Ngày xuân, theo chân cán bộ bảo vệ rừng kiểm đếm hàng ngàn cây gỗ Trắc quý hiếm

(PLVN) - Không chỉ là nơi hội tụ hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, rừng Phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) còn nổi tiếng bởi hàng ngàn cây gỗ Trắc quý bậc nhất đang tái sinh, giúp khu rừng này dẫn đầu cả nước về mức độ quý hiếm và nguyên sinh của núi rừng. Một ngày đầu năm, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam theo chân cán bộ bảo vệ rừng kiểm đếm hàng ngàn cây gỗ Trắc tại tiểu khu 178, phân trường 3.
Ngày xuân, theo chân cán bộ bảo vệ rừng kiểm đếm hàng ngàn cây gỗ Trắc quý hiếm
                                                                                           
Rừng Phòng hộ Tân Phú thuộc địa bàn xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) nơi hứng chịu hàng ngàn tấn chất độc hóa học của chiến tranh được tái sinh trong nỗ lực khôi phục của lực lượng bảo vệ rừng và nhân dân Đồng Nai.
 Rừng Phòng hộ Tân Phú thuộc địa bàn xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) nơi hứng chịu hàng ngàn tấn chất độc hóa học của chiến tranh được tái sinh trong nỗ lực khôi phục của lực lượng bảo vệ rừng và nhân dân Đồng Nai. 
Cây gỗ Trắc hay còn gọi Cẩm lai Nam bộ là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre (một nhà khoa học người Pháp) mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898. Trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Là loài cây thuộc trạng thái bảo tồn nguy cấp.
Cây gỗ Trắc hay còn gọi Cẩm lai Nam bộ là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre (một nhà khoa học người Pháp) mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898. Trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Là loài cây thuộc trạng thái bảo tồn nguy cấp.
Những cây gỗ Trắc đường kính từ 70 - 80cm có giá trị cực lớn, cũng chính là miếng mồi ngon cho những đối tượng săn lùng. Gỗ Trắc đỏ có giá 600.000 – 800.000đ/kg. Mỗi cây gỗ Trắc có thể có giá hàng tỷ đồng.

Những cây gỗ Trắc đường kính từ 70 - 80cm có giá trị cực lớn, cũng chính là miếng mồi ngon cho những đối tượng săn lùng. Gỗ Trắc đỏ có giá 600.000 – 800.000đ/kg. Mỗi cây gỗ Trắc có thể có giá hàng tỷ đồng.

Rễ của cây gỗ Trắc vươn xa ra hướng có nhiều ánh nắng và từ đó, những chồi Trắc mọc lên, bắt đầu cho một hành trình tái sinh.
Rễ của cây gỗ Trắc vươn xa ra hướng có nhiều ánh nắng và từ đó, những chồi Trắc mọc lên, bắt đầu cho một hành trình tái sinh. 
Ban quản lí rừng phòng hộ Tân Phú cho biết 5 năm trở lại đây, với sự bảo vệ nghiêm ngặt, lâm tặc không thể đột nhập và chặt trộm gỗ quý. Vì vậy, nơi đây còn giữ được nét nguyên sinh của núi rừng.
Ban quản lí rừng phòng hộ Tân Phú cho biết 5 năm trở lại đây, với sự bảo vệ nghiêm ngặt, lâm tặc không thể đột nhập và chặt trộm gỗ quý. Vì vậy, nơi đây còn giữ được nét nguyên sinh của núi rừng. 
Ngoài việc lập các chốt kiểm soát ngay trong lõi rừng, mỗi ngày, các lực lượng chia ca kiểm đếm tất cả những cây có trong danh sách bảo vệ.
Ngoài việc lập các chốt kiểm soát ngay trong lõi rừng, mỗi ngày, các lực lượng chia ca kiểm đếm tất cả những cây có trong danh sách bảo vệ. 
Hơn 1000 cây gỗ trắc lớn được gắn chíp định vị GPS. Hằng ngày lực lượng kiểm lâm thay phiên nhau đi tuần tra dọc khu rừng và định vị những cây gỗ Trắc báo về ban quản lý rừng.
 Hơn 1000 cây gỗ trắc lớn được gắn chíp định vị GPS. Hằng ngày lực lượng kiểm lâm thay phiên nhau đi tuần tra dọc khu rừng và định vị những cây gỗ Trắc báo về ban quản lý rừng.
Ông Lưu Ngọc Tân, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán cho biết, do địa bàn rộng lớn, lại tiếp giáp với khu vực dân cư nên áp lực từ việc xâm lấn rất lớn nên việc bảo vệ rừng đòi hỏi phải sát sao hơn những khu vực khác.

Ông Lưu Ngọc Tân, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán cho biết, do địa bàn rộng lớn, lại tiếp giáp với khu vực dân cư nên áp lực từ việc xâm lấn rất lớn nên việc bảo vệ rừng đòi hỏi phải sát sao hơn những khu vực khác.

Bên cạnh gỗ Trắc thì những cây gỗ nhóm 1 như gõ mật, giáng hương cũng được Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tân Phú kiểm soát, bảo vệ rất nghiêm ngặt.
 Bên cạnh gỗ Trắc thì những cây gỗ nhóm 1 như gõ mật, giáng hương cũng được Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tân Phú kiểm soát, bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Dù điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những cán bộ lâm nghiệp vẫn một lòng bảo vệ lá phổi xanh, giữ cho núi rừng vẹn nguyên giá trị vốn có.
 Dù điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những cán bộ lâm nghiệp vẫn một lòng bảo vệ lá phổi xanh, giữ cho núi rừng vẹn nguyên giá trị vốn có.

Đọc thêm