Nghệ An đề xuất mở rộng đối tượng được miễn, giảm thi hành án

Nghệ An là tỉnh trọng điểm ma túy của cả nước, mỗi năm có hàng trăm vụ án ma túy được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa bàn khác, người phải THA trong các vụ việc này thường không có tài sản để THA. Ngành THA tỉnh này xác định nếu làm tốt công tác miễn giảm thì sẽ san sẻ bớt “gánh nặng” cho cơ quan nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của người dân..

Nghệ An là tỉnh trọng điểm ma túy của cả nước, mỗi năm có hàng trăm vụ án ma túy được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa bàn khác, người phải THA trong các vụ việc này thường không có tài sản để THA. Ngành THA tỉnh này xác định nếu làm tốt công tác miễn giảm thì sẽ san sẻ bớt “gánh nặng” cho cơ quan nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của người dân..

Cơ chế miễn giảm còn nhiều vướng mắc

Tính đến hết tháng 3/2012, Nghệ An còn tồn gần 6 ngàn việc THA, với số tiền trên 125 tỷ đồng; trong đó chủ yếu tồn đọng nhiều năm là hơn 3500 việc tương ứng số tiền hơn 73 tỷ đồng; trong đó số thuộc diện miễn THA có 114 việc, với số tiền trên 300 triệu đồng.

Xác định rõ làm tốt công tác miễn, giảm THA là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết án tồn đọng, những năm qua, các cơ quan THADS từ tỉnh đến huyện trên địa bàn Nghệ An đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức xét miễn cong toàn bộ số việc phải thu nộp cho ngân sách nhà nước.

Trong 2 năm 2010 và 2011 đã thực hiện xét miễn xong toàn bộ số việc phải thu cho ngân sách nhà nước có giá trị đến 500 ngàn đã qua 5 năm không thi hành được theo Nghị quyết số 24 của Quốc hội với tổng số 507 việc, bằng gần 100 triệu đồng.

Đối với việc xét miễn nghĩa vụ THA theo Điều 61 Luật THADS và các quy định của BLHS, trong 2 năm 2010,2011 và 6 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh có 1291 trường hợp thuộc diện xét miễn với số tiền hơn 1 tỷ 700 triệu đồng. Kết quả đã xét miễn 982 việc với số tiền 1 tỷ 225 triệu đồng, đạt tỷ lệ 76%.

Tuy nhiên, theo Cục THADS Nghệ An “công tác xét miễn, giảm THA trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập như công tác rà soát, xác minh phân loại án còn chậm, có lúc chưa chính xác, số việc, tiền thuộc diện xét miễn lớn, tồn đọng từ kỳ này sang kỳ khác, công tác xét miễn của Tòa án còn chậm so với yêu cầu…”

Trong nhiều nguyên nhân được chỉ ra đáng chú ý theo Cục THADS Nghệ An đó chính là nhiều quy định của pháp luật còn chưa phù hợp thực tế. Ví dụ bản án, quyết định của Tòa án tuyên phạt đương sự đến 20 triệu đồng đối với các tội tổ chức hút, vận chuyển ma túy, khoản phạt, truy thu tiền thu lợi bất chính; phạt bồi thường tài nguyên rừng…tuy nhiên đa số đối tượng này là những người không có tài sản, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.

Tương tự là quy định về điều kiện miễn giảm THA còn quá “khắt khe” (người phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ THA). Như vậy đối với trường hợp mà người phải thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước trên 5 triệu đồng không thi hành được 1/20 khoản phải thi hành thì không được miễn giảm.

Đề xuất miễn khi ủy thác không thành

Ngoài tập trung làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về THADS, trong đó có công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ THA; ngành THA Nghệ An xác định, sẽ tăng cường chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt để giảm án tồn đọng nói chung, miễn giảm nói riêng; tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với những đơn vị án tồn nhiều nhưng kết quả xét miễn giảm lại không hiệu quả.

Nghệ An cũng đề nghị sửa đổi các quy định có liên quan trong Luật THADS theo hướng mở rộng điều kiện, đối tượng phạm vi xét miễn, giảm, nhất là điều kiện và thủ tục miễn giảm (đơn giản hóa hơn nữa).

Bên cạnh đó, theo Cục THADS Nghệ An cần bổ sung thêm các đối tượng được miễn giảm như người phải THA phải thi hành các khoản thu cho ngân sách nhà nước (phạt tiền đối với những tội tổ chức hút, vận chuyển ma túy, khoản phạt, truy thu tiền thu lợi bất chính…) nhưng đương sự quá nghèo, khánh kiệt về tài sản và đương sự đang thụ hình ở các trại tù của Bộ Công an hoặc đã được tha tù nhưng không có công ăn, việc làm, thu nhập; Người phải THA là người nước ngoài mà quốc gia người đó mang quốc tịch chưa có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt nam khiến việc ủy thác tư pháp không thể thi hành được.

Hà Anh

Đọc thêm