Nghề... đi bộ trên đường sắt

Có lẽ không có nghề nào mà đi bộ nhiều và truân chuyên như nghề đi tuần trong ngành đường sắt. Mỗi ngày nhân viên ngành này phải rong ruổi theo đường tàu đến gần 20km, dù trời mưa xối xả hay nắng như thiêu. Đến tuổi nghỉ hưu, ai ít nhất cũng đi như vậy trên dưới 30 năm, nếu làm phép nhân, các anh đã đi "ngót"... 5 vòng Trái đất.

Có lẽ không có nghề nào mà đi bộ nhiều và truân chuyên như nghề đi tuần trong ngành đường sắt. Mỗi ngày nhân viên ngành này phải rong ruổi theo đường tàu đến gần 20km, dù trời mưa xối xả hay nắng như thiêu. Đến tuổi nghỉ hưu, ai ít nhất cũng đi như vậy trên dưới 30 năm, nếu làm phép nhân, các anh đã đi "ngót"... 5 vòng Trái đất.

c
Niềm vui lớn nhất của nhân viên đường sắt là khi có tàu chạy qua.

Theo bánh con tàu quay…

Khi tôi ngỏ ý muốn đi cùng, anh Thảo, một trong những nhân viên đi tuần, bảo: “Trời nắng nóng thế này mà chú mi xin đi theo thì vất vả đó, không đơn giản đâu. Cứ suy nghĩ cho kỹ rồi hãy theo anh”. Thấy tôi vẫn nằng nặc xin theo, cuối cùng anh chấp nhận. “Nếu chú mi đã quyết đi thì anh cho theo. Nhưng anh nói trước nếu có mệnh hệ gì là anh không chịu trách nhiệm mô nghe”.

Anh Thảo, tên đầy đủ là Nguyễn Quang Thảo, năm nay cũng tròn 33 tuổi (người làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Anh vào nghề này cũng được 13 năm, so với 4 đồng nghiệp đi tuần đường với anh, thì anh là người trẻ nhất. Trước khi vào biên chế Nhà nước, anh đã có mấy tháng vào học chuyên ngành ở Đà Nẵng.

Đội đi tuần của anh có thêm 3 người: anh Lê Xuân Hải, anh Lê Hạnh, anh Nguyễn Văn Tuấn, cả ba quê đều ở Huế.

Sau khi ăn vội một gói mì tôm, được các đồng nghiệp làm nhiệm vụ gác chắn tại đường ngang km23 trên Quốc lộ1A nấu giúp, anh lấy dụng cụ cùng tôi lên đường.

“Năm 20 tuổi, chẳng biết cơ duyên run rủi thế nào lại đưa anh đến với ngành này. Những ngày đầu chưa quen với nghề, còn vụng về, đi lại lóng ngóng trầy xước chân xảy ra như cơm bữa. Nhiều lúc muốn bỏ nghề về nhà làm nông, nhưng nghĩ lại Nhà nước đã bỏ tiền ra đào tạo mình, mà không lẽ giờ mình lại phụ. Thế là đi”, anh Thảo hồi tưởng.

Đồng hồ mới điểm 8h30 nhưng cái nắng tháng năm đã như giát lửa vào mặt. Tấm áo sau lưng anh ướt đẫm mồ hôi. Thấy tôi càng lúc đi càng chậm lại, anh quay lại cười: “Anh em mình mới đi được 8km thôi, liệu chú mi có chinh phục được 10km còn lại không?... Nếu chú mi đã quyết tâm thì ta đi tiếp, lên trước một đoạn có công nhân tu sửa đường, ta dừng chân uống nước nghỉ ngơi”.

Một mình đi suốt cả một cung đường xấp xỉ 20km, mang theo ba lô lóc cóc đầy dụng cụ để sửa đường khi gặp sự cố, hành trình của các anh như nặng nhọc thm. Tthân hình vốn nhỏ bé, đứng trước đường sắt dài hun hút, dường như anh càng bé nhỏ hơn. Vậy mà, hơn 10 năm qua, không biết bao nhiêu thanh tà-vẹt, ốc vít, phải khuất phục trước các anh.

Làm phép nhân về hành trình theo ngày của các anh, tính ra, tới lúc nghỉ hưu, có lẽ chiều dài đường mà các anh đi cũng phải đến... 5 vòng Trái đất.

Những chuyến "độc hành" suốt 30 năm

Nếu làm ca sáng, các anh đi lúc trời tinh mơ (4h30), khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ, làm ca chiều thì xuất phát lúc 1h30, giờ cũng ít ai ra đường, còn ca tối là 20h, lúc mọi người đều quây quần bên mâm cơm hoặc trước tivi...

v
Một mình đi suốt cung đường 20km. Ảnh minh họa.

Cực nhất là đi tuần vào mùa hè, nắng nóng, nhiều lúc đang đi gặp mưa bất chợt, hơi đất bốc lên, rất dễ mắc bệnh. Mùa đông thì đỡ hơn... Đi nhiều, các anh cũng ám ảnh các bệnh về khớp sau này...

Mỗi ngày, làm xong nhiệm vụ trên đường sắt, giao ban cho đồng nghiệp, các anh về nhà ăn bữa cơm muộn cùng gia đình rồi bắt tay vào việc đồng áng. Xong chuyện nhà, chuyện ruộng vườn lại đến phiên đi tuần, các anh xách ba lô lên và đi.

Công việc cứ như vậy mà tiếp diễn, các anh hầu như không có thời gian chia sẻ nhiều với người khác, ngoài vợ con...

Hơn 10 năm trong nghề, không khi nào anh Nguyễn Quang Thảo thôi nghĩ chưa làm tròn bổn phận người chồng, người cha của mình. Anh tâm sự: “Nghĩ lại thương vợ và con nhỏ ở nhà lắm, phận làm chồng, làm cha mà mọi việc đều giao cho vợ làm hết. Chưa bao giờ chở con đi học được một ngày, chứ đừng nói đến chuyện chở con đi chơi. Sợ nhất là những đêm mình làm ca tối, ở nhà chỉ mấy mẹ con, sợ có ai ốm đau thì lại khổ. Nhưng công việc mình là vậy, biết tránh thế nào được, cũng may vợ hiểu và động viên”.

Tuy nhiên, mọi vất vả, lo lắng của các anh dường như tan đi khi có đoàn tàu nào đó chạy qua. Các anh bộc bạch, đoàn tàu đi qua an toàn với những tiếng còi tàu vang lên có ý nghĩa như sự ghi nhận công sức các anh. Những tiếng còi tàu là động lực thúc đẩy để các anh thực hiện tốt nhiệm vụ. Đôi khi, hành khách trên tàu vẫy tay chào các anh, dù họ nói gì các anh không nghe thấy, nhưng các anh thấy vui lắm...

Nguyễn Đắc Thành

Đọc thêm