Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian Nghề tôm khô tỉnh Cà Mau và Lễ hội truyền thống vía Bà Thuỷ Long (thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian Nghề tôm khô tỉnh Cà Mau và Lễ hội truyền thống vía Bà Thuỷ Long (thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) chính thức được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Cũng trong quyết định này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có Di sản văn hóa phi vật thể thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tôm khô Cà Mau được làm từ thịt con tôm đất, tôm sú nuôi tự nhiên, hương vị đậm đà, giúp hàng ngàn hộ dân làm nghề có thêm nguồn thu nhập khá.

Tôm khô Cà Mau được làm từ thịt con tôm đất, tôm sú nuôi tự nhiên, hương vị đậm đà, giúp hàng ngàn hộ dân làm nghề có thêm nguồn thu nhập khá.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chia sẻ, rất vui mừng khi nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian - nghề làm tôm khô của tỉnh Cà Mau và Lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thủy Long (thuộc ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống vía Bà Thuỷ Long (thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)

Lễ hội truyền thống vía Bà Thuỷ Long (thuộc xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau)

Như vậy, tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 7 Di sản được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Trước đó, 5 di sản được công nhận gồm: Nghệ thuật Đờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ, được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghề thủ công truyền thống “Gác kèo ong”; Nghề thủ công truyền thống “Muối ba khía”; Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc; Nghệ thuật Nhạc Trống lớn của người Khmer”.