Người “sát cánh” với ngư dân nơi biển cả

Nói đến “ông báo bão” Trần Văn Lưu trú tại xã Ngư Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) thì dường như trẻ em cũng biết đến. Cơ duyên đến với cái nghề “vác tù và hàng tổng” của ông Lưu cũng rất tự nhiên, đó là vì cái "tâm" của một người con vùng biển.

Nói đến “ông báo bão” Trần Văn Lưu trú tại xã Ngư Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) thì dường như trẻ em cũng biết đến. Cơ duyên đến với cái nghề “vác tù và hàng tổng” của ông Lưu cũng rất tự nhiên, đó là vì cái "tâm" của một người con vùng biển.

Trước đây, ông Lưu làm nghề thầy thuốc, sau đó là nghề sửa chữa điện tử, với mong muốn hỗ trợ ngư dân vùng biển, ông đã tìm tòi, sáng tạo xây đài báo bão. Thế nhưng, đài báo bão, tâm huyết của gia đình ông đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động do xuống cấp trầm trọng.

Xây đài báo bão vì có "tâm"
Sinh ra trong gia đình có nghề truyền thống là thầy thuốc, từ bé anh Lưu cũng đã tâm niệm mình sẽ nối tiếp cái sự nghiệp của ông cha để lại. Thế nhưng, trong quá trình làm nghề “bốc thuốc cứu người”, ông nhận thấy cái nghề nó đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của một người thầy đối với bệnh nhân là bao nhiêu thì cái nghề điện tử còn đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì không kém. Thậm chí nghề điện tử còn cần sự kiên trì nhiều hơn gấp nhiều lần so với nghề thầy thuốc. Vì sự ham học, trí tò mò, cũng như sự sáng tạo đã khiến ông thử nghiệm với ngành nghề mới là sửa chữa đồ điện tử.
Năm 1996, do ngư dân đi biển thường xuyên gặp nạn do không nắm được các thông tin về các cơn bão trên biển. Thấy vậy ông rất đau xót cho những gia đình có người gặp nạn, những gia đình này không chỉ mất đi người thân mà còn mất đi cả một khối tài sản lớn. Năm 1996, tại xã ông có 48 người đi biển bị chôn vùi dưới đấy biển cũng chỉ vì không nắm được thông tin về cơn bão đang xảy ra.
Ông nghĩ phải làm thế nào để nhân dân đi biển không còn bị gặp nạn nữa?. Đó là một câu hỏi luôn thôi thúc ông suy nghĩ! Sẵn trong mình có tính mày mò và yêu thích nghề điện tử. Công thêm được học về điện tử nên ông quyết định nghiên cứu thành lập một đài báo bão cho ngư dân đi biển. Từ động lực đó, sau 2 năm tìm tòi, khám phá ông đã cho ra một dàn đài báo bão với những công cụ thô sơ nhất mà bản thân ông có thể tự làm và sắm được bằng chính khả năm của mình. 
Ông Lưu tâm sư: “Nhiều lúc thấy công việc khó khăn, cảm thấy nãn thật sự và muốn từ bỏ cái ước mơ đó. Thế nhưng, mỗi lần nằm xuống hình ảnh cơn bão cùng 48 nạn nhân lại hiển hiện trong tâm trí khiến tôi không thể dừng công việc của mình”. Đền đáp tấm lòng, cũng như sự nhiệt huyết của ông đối với nghề, năm 1998 đài báo bão của ông chính thức đi vào hoạt động và có tín hiệu mừng là ông có thể liên lạc với tất cả các tàu thuyền trong vị trí cách bờ từ 30 đến 40 hải lý, liên lạc được cả sóng AM và FM.
Điều đáng nói, những gì ông Lưu làm không phải vì mục đích gì, mà chỉ đơn thuần vì một cái tâm vốn có của người thầy thuốc mà ông được thừa hưởng từ gia đình. Ông luôn sống với phương châm “làm việc phải có trách nhiệm”. Tuy công việc không có một chút tiền công, lương bổng gì nhưng với ông đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi được thông báo tin tức giúp cư dân yên tâm đi biển. 
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Huấn – Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc , ông Huấn nói: “Cư dân chúng tôi rất cảm ơn tấm lòng của ông Lưu đối với bà con, cũng nhờ cái đài báo bão của ông mà cư dân chúng tôi cũng tránh được những cơn bão nguy hại. Cùng với cái đó, bà con trong thôn, khi gia đình nào có chuyện gấp thì có thể đến nhờ ông Lưu thông báo để người nhà biết mà vào bờ”.
Có thể nói những lợi ích từ đài báo bão của ông Lưu mang lại là không thể phủ nhận, thế nhưng việc để duy trì đài báo bão này là một vấn đề lớn...
Ông Lưu và đài báo bão tự chế
Ông Lưu và đài báo bão tự chế
“Thổi tù và” tiếp hay không?
Ông Lưu chia sẻ: “Cả cuộc đời tôi tâm huyết cho cái đài báo bão này, nhiều người trong thôn có lúc nghĩ rằng tôi bị điên hay sao mà làm những cái việc không giống ai. Nhưng rồi khi thành quả thu lượm được cũng chứng minh sự đam mê, tâm huyết là đúng”.
Vào căn nhà tềnh toàng của ông tôi không nghĩ nơi đó lại chứa đựng cả một hệ thống máy móc, tuy cũ kĩ nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng đối với cư dân nơi đây. Từ khi đài báo bão của gia đình ông đi vào hoạt động thì số vụ tai nạn cũng đã giảm thiểu đáng kể. Người dân có thể biết trước được thông tin về bão để kịp thời tránh nạn.
Những thành quả từ đài báo bão của gia đình ông Lưu không chỉ được người dân ủng hộ, ngay đến các cấp có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương cũng đều ghi nhận nỗ nực giúp dân của ông Lưu. Nhưng hiện tại đài báo bão của gia đình ông Lưu đang có nguy cơ ngừng hoạt động do điều kiện kinh phí của gia đình cạn kiệt, trong khi đó máy móc, các linh kiện phục vụ công tác thông tin lại ngày một xuống cấp. Để nâng mới hệ thống gia đình ông cũng đã huy động tất cả số vốn có được cũng không đủ.
Ngoài công tác thông tin, phổ biến kiến thức đến nhân dân, thì đài còn là một địa chỉ tin cậy của nhân dân khi đi biển nhằm tránh được những thiên tai đáng tiếc xảy ra. Chỉ tiếc là nếu không có ai cứu nó thì "nhà đài" rồi cũng phải đóng cửa vì không "còn lực" để duy trì. 
Phạm Thọ

Đọc thêm