Nhà Tái định cư 17T11 Trung Hòa – Nhân Chính cần tổ chức quản trị

Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác KĐT (thuộc Cty quản lý và phát triển nhà Hà Nội) cho biết, nếu mọi chuyện suôn sẻ, đề án mô hình quản trị nhà tái định cư mà Xí nghiệp đề xuất sẽ được phê duyệt và bắt đầu triển khai trong thời gian tới. Trong khi chờ đến lúc đó, có nhiều vấn đề về quản trị tòa nhà đòi hỏi phải được sớm giải quyết.

Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác KĐT (thuộc Cty quản lý và phát triển nhà Hà Nội) cho biết, nếu mọi chuyện suôn sẻ, đề án mô hình quản trị nhà tái định cư mà Xí nghiệp đề xuất sẽ được phê duyệt và bắt đầu triển khai trong thời gian tới. Trong khi chờ đến lúc đó, có nhiều vấn đề về quản trị tòa nhà đòi hỏi phải được sớm giải quyết.

Dù vé xe này có quy trình quản lý chặt chẽ, nhưng trong nhiều năm, hàng trăm chiếc xe được gửi ở hầm nhà 17T11 không hề có vé
Dù vé xe này có quy trình quản lý chặt chẽ, nhưng trong nhiều năm, hàng trăm chiếc xe được gửi ở hầm nhà 17T11 không hề có vé

Có “lỗ hổng” trong quản lý?

Chia sẻ với PV báo PLVN, ông Nguyễn Toàn Thắng – Phó Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và khai thác KĐT (Xí nghiệp) cho biết, liên quan đến vụ mất xe LX mà báo PLVN đã đưa tin trong số  báo ra ngày 7/9, ở góc độ quản lý của mình, Xí nghiệp đang xác định lỗi thuộc về bên nào.

“Bảo vệ có lỗi làm mất xe, nhưng chị Xuân cũng có lỗi vì tình mà không lấy vé xe do Xí nghiệp phát hành. Quan điểm của Xí nghiệp là lỗi đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó” – ông Thắng phân tích – “Vì việc này liên quan đến an ninh trật tự nên xí nghiệp cũng đang trong khuôn khổ quyền hạn của mình tổng hợp hồ sơ gửi cơ quan công an”.

Đại diện Xí nghiệp cho biết, đơn vị này có biện pháp thường xuyên triển khai thông báo rõ ràng cho người dân mức giá thành phố quy định, phương thức đăng  ký phương tiện, nộp tiền cho thu ngân, lấy vé. Ông Thắng đưa ra một mẫu vé xe tháng do Xí nghiệp phát hành, rồi phân tích rõ phần việc nào liên quan đến phòng tài vụ, phần thông tin nào do thu ngân chịu trách nhiệm, phần việc nào liên quan đến tổ bảo vệ tòa nhà.

“Quy trình phát hành một vé xe tháng như thế này được Xí nghiệp quy định khá chặt chẽ” – ông Đào Văn Lập, Phó phòng Quản lý vận hành của Xí nghiệp, bổ sung – “Nội quy lao động đã phân công rõ trách nhiệm của từng vị trí công tác. Xí nghiệp cũng nghiêm cấm bảo vệ tòa nhà tự ý thu tiền người dân”. Còn ông Thắng khẳng định với phóng viên, Xí nghiệp không chấp nhận việc thu tiền không trả vé xe, và sẽ cho kiểm tra thông tin liên quan đến vấn đề này ở Nhà 17T11, nếu phát hiện trường hợp bảo vệ sai phạm, sẽ xử lý nghiêm khắc.

Rõ ràng, nếu theo quy trình quản lý này, thì việc nhiều năm gửi xe nộp tiền trực tiếp không lấy vé không chỉ liên quan đến người dân và bảo vệ tòa nhà, mà còn liên đới đến thu ngân, phòng tài vụ Xí nghiệp… Theo thông tin của Xí nghiệp, thu ngân Nhà 17T11 là bà Trần Thị Phương, tuy nhiên, khi chúng tôi tìm hiểu, chỉ có 1 người trong số cả chục người được hỏi thừa nhận có gặp chị Phương, còn hầu hết mọi người không biết thu ngân là ai.

Một vấn đề được đại diện Xí nghiệp tiết lộ, đó là Xí nghiệp đang quản lý hơn 100 khu nhà tái định cư, lượng bảo vệ làm việc lên tới gần 1000 người. Những nhà như 17T11 có trung bình 6 bảo vệ, 2 lao công, với mức lương khoán việc 1.660 nghìn đồng/tháng. Những bảo vệ này được ký hợp đồng thời vụ 2,5 tháng. Thế nhưng, “các anh Lương, Cương, Mai là bảo vệ nhà 17T11 đã làm việc ở đây từ khi tòa nhà này đưa vào sử dụng năm 2005” – ông Lê Đình Ngôn – Tổ trưởng Tổ dân phố ở nhà 17T11 cho biết.

Chờ duyệt mô hình quản trị nhà tái định cư

Trong buổi làm việc với PV, đại diện Xí nghiệp khẳng định,  lãnh đạo UBND thành phố rất quan tâm tới việc kiện toàn quản lý nhà tái định cư, vì đây là nơi sinh sống của hàng vạn người đã hy sinh một phần quyền lợi cá nhân để nhà nước xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi, các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà tái định cư đã trôi qua 10 năm nhưng so với lịch sử quản lý nhà nước của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung thì chưa có tiền lệ. Bởi, nhà lắp ghép 5 tầng – 6 tầng ngày xưa đơn giản, chỉ có 1 cầu thang bộ đi lên, còn chung cư tái định cư giờ đây có hình mẫu mới, cao tầng, thang máy và nhiều thiết bị gắn kèm, có diện tích phụ trợ…

Dù Bộ Xây dựng đã ban hành quy chế quản lý chung cư nhưng nó phù hợp với chung cư thương mại hơn mà nhiều nội dung còn chưa “sát” với nhà tái định cư. “Ở nhà tái định cư, nhà nước quản lý diện tích chung như đường đi lối lại, diện tích kinh doanh dịch vụ thiết yếu phục vụ chính các gia đình sống trong tòa nhà, từ đó thu hồi lại tiền duy trì hoạt động của khu nhà” – ông Thắng chia sẻ - “Vì thế, tiến trình thành lập Ban quản trị không giống các khu nhà khác, dù Bộ Xây dựng đã có Quy chế quản lý nhà chung cư”.

Năm 2010, thành phố ra Quyết định 2381 cho phép Xí nghiệp thí điểm mô hình quản lý, vận hành, khai thác nhà tái định cư, thực hiện ở khu nhà N KĐT Trung Hòa Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hết 2 năm thí điểm, Xí nghiệp đã tổng kết báo cáo Cty và đề xuất mô hình quản lý mới để báo cáo thành phố.

“Sắp tới, khi mô hình này được thông qua, Xí nghiệp sẽ tổ chức họp đại hội nhà chung cư để bầu BQT. Từ hình mẫu, mô hình quản trị này sẽ được nhân rộng ra các khu nhà chung cư tái định cư trên khắp thành phố” – ông Thắng nói – “Bản thân xí nghiệp mong muốn có BQT, vì BQT như cánh tay nối dài của DN”.

“Dù là mô hình quản trị chưa có tiền lệ, Xí nghiệp vẫn đang tìm kiếm, nhưng chúng tôi cũng không thông cảm được việc Xí nghiệp trong nhiều năm chẳng quan tâm đến khu nhà chúng tôi đang ở” – ông Lê Đình Ngôn, đại diện người dân nhà 17T11 bức xúc.

Bách Linh

Đọc thêm