Nhập "cứ địa" xăm mình thể hiện "số má dân chơi" Sài thành

Không ít người từ học sinh đến thanh niên Sài thành cho rằng, trên cơ thể nếu có hình xăm được cho là dân chơi sành điệu, có "máu mặt"... Để chứng tỏ bản thân, sau khi xăm hình, họ luôn có thái độ hung hăng và những hành động thiếu suy nghĩ và cuối cùng phải chịu những hệ lụy khó lường.

Không ít người từ học sinh đến thanh niên Sài thành cho rằng, trên cơ thể nếu có hình xăm được cho là dân chơi sành điệu, có "máu mặt"... Để chứng tỏ bản thân, sau khi xăm hình, họ luôn có thái độ hung hăng và những hành động thiếu suy nghĩ và cuối cùng phải chịu những hệ lụy khó lường.

Một nữ học sinh cấp II đang xăm hình lên tay. Ảnh: Công Hà
Một nữ học sinh cấp II đang xăm hình lên tay. Ảnh: Công Hà

Học sinh vẽ hình xăm là "sành điệu"?

Tại một quán trà sữa thuộc quận Tân Bình, TP HCM, chúng tôi gặp nhóm học sinh một trường THCS đang uống nước. Một em xắn tay áo lên khoe hình trên bắp tay, em khác cởi hẳn áo ra rồi cùng so sánh các hình xăm, xem hình xăm nào trông "sành điệu" hơn.

Khi sờ lên các hình xăm, chúng tôi mới biết đây là hình vẽ. Em H. trong nhóm cho biết, mỗi hình vẽ như vậy mất 20 - 40 ngàn đồng, cũng lấy từ mẫu hình xăm mà ra.

“Tụi em nhịn ăn sáng hai hôm là có được một hình xăm này. Khi về nhà, em không dám cởi trần sợ cha mẹ biết, chỉ khi đi tắm, đóng cửa lại mới cởi áo, lúc đó soi gương và tự ngắm hình xăm của mình trông cũng hay hay”, H. cho hay.

Hỏi về những nơi các em thường ghé đến vẽ hình xăm, D. (một thành viên khác trong nhóm) không ngần ngại cho biết, không ít các bạn học sinh nữ cũng đến đây xăm hình. Nơi này luôn có nhiều mẫu hình xăm mới, rất sành điệu. 

Lần theo chỉ dẫn của D., chúng tôi khá bất ngờ khi có nơi trưng bày và vẽ, xăm hình cho học sinh một cách công khai trên vỉa hè. Đúng như lời D. nói, có cả nữ sinh đang ngồi vẽ, xăm hình lên tay.

iểm thỏa thuận giá xăm hình của
Điểm thỏa thuận giá xăm hình của "giới đi chơi" cách nơi trưng bày mẫu xăm khoảng 10m ở quận Tân Phú. Ảnh: Công Hà

Bà Nguyễn Thị Thảo (40 tuổi, ngụ quận Tân Bình, có con trai đang học cấp II) chia sẻ: “Do mải mê kinh doanh nên ít quan tâm đến con cái. Gần đây tôi thấy con trai có những biểu hiện lạ, các bạn học nhóm không còn ghé nhà chơi như trước. Trong khi trời nóng nực, toát cả mồ hôi mà ở trong nhà, con tôi vẫn mặc áo dài tay cả ngày, chờ lúc con ngủ say, tôi cởi cúc áo con ra kiểm tra, mới tá hỏa khi nhìn thấy con mình đã vẽ hình xăm lên bắp vai. Vùng da trong thời kỳ bị sưng và tấy đỏ do dị ứng mực xăm”.

Xăm mình lấy “số má”?

N.D.H (27 tuổi, quê ở miền Tây) lên TP HCM mưu sinh, mong muốn được đổi đời, giàu có hơn. Mặc dù H. biết rằng, trong tay vốn kiến thức không có, nghề nghiệp cũng không, nhưng lại muốn nhanh có nhiều tiền, ai sai mướn làm gì H. đều làm tất, không đắn đo suy nghĩ.

H. kể, sau vài lần được mấy “tay” "dân xăm mình" cho ngồi nhậu chung bàn, ăn uống thoải mái mà không phải trả một đồng nào, H. cho rằng, họ xăm những hình thù khi nhìn vào là biết ngay dân có “máu mặt” nên mọi người sợ. H. đã xăm mình giống họ. 

“Nơi xăm này thường các anh em trong giới giang hồ giới thiệu nhau. Các “huynh đệ” nghèo, chưa đủ tiền xăm thì vẽ với giá rẻ, nhưng vẫn giống y như xăm thật. Khi nào đủ tiền quay trở lại, liên lạc trước qua điện thoại, sẽ có người ra đón về nhà xăm hình, địa chỉ nơi xăm luôn thay đổi”, H. cho biết.

Mặt trước và sau của danh thiếp không hề cho biết địa chỉ cụ thể.
Mặt trước và sau của danh thiếp không hề cho biết địa chỉ cụ thể.

Trong vai một người muốn xăm mình từ sự giới thiệu của các “huynh đệ” trong “giới đi chơi” (cách nói của "giới giang hồ" - PV), chúng tôi tìm đến địa điểm trên.

Nơi xăm nằm công khai vệ đường thuộc quận Tân Phú, trưng bày những mẩu hình xăm gồm cọp, báo, đại bàng… trên tấm nhựa simili, kế bên có một bảng nhỏ ghi: “Vẽ hình xăm – xăm hình vĩnh viễn”, nhưng không hề thấy chủ nhân. 

Khi biết có người muốn xăm mình, một nam thanh niên tóc dài xuất hiện, tiếp chúng tôi. Tuy nhiên, điểm trưng bày hình xăm nằm một nơi, còn tiếp chuyện chúng tôi và các khách đến xăm hình lại nằm một nơi khác (cách đó khoảng 10m). Sẽ khó tìm được người chủ nhân của điểm trưng bày xăm hình này nếu như anh ta nói rằng, không biết hình xăm trưng bên đó là của ai.

Tiếp chuyện chúng tôi, người thanh niên tóc dài tên N. thao thao bất tuyệt liệt kê giá: “Loại hình xăm chỉ là vẽ tạm, hình con cọp nhỏ nằm trên bắp tay có giá 110 ngàn đồng, vẽ giống y hình xăm thật, nhưng từ 7 đến 10 ngày là phai mất. Nếu chọn xăm màu vĩnh viễn có giá 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, “giới đi chơi” nơi đây thường chọn xăm hình kiểu “bóng mờ” rẻ hơn, chỉ 2,5 triệu đồng nhưng nhìn bản lĩnh hơn”. 

N. cho biết thêm, "nơi đây chỉ là điểm giao dịch của anh em trong “giới đi chơi”, khi nhìn vào hình xăm là sẽ “hiểu” ra, nếu thỏa thuận được giá, hãy phone trước cho tôi, có người ra đón vào, địa chỉ cho biết sau". 

Sau đó, N. gửi chúng tôi tấm danh thiếp để liên lạc. Trên danh thiếp xăm này không hề tiết lộ địa chỉ.

Bí ẩn phía sau các hình xăm nghệ thuật này là gì mà "giới giang hồ" nhìn vào sẽ “hiểu” ra được họ thuộc “típ” người nào?. Chúng tôi đã gặp người được "dân trong giới" gọi là "đại ca" T. Campo và đã anh này bật mí tường tận về các “âm binh” (cách gọi dùng cho những “lính” mới gia nhập "giới" – PV), cũng như một số "đại ca" hiện nắm giữ những địa bàn nào ở TP HCM...

 PLVN Online sẽ thông tin đến bạn đọc trong bài tiếp theo.

Công Hà

Đọc thêm