Một điều đáng buồn là có quá nhiều những nhận thức sai lầm phổ biến trong cộng đồng chúng ta về mũ bảo hiểm cho trẻ em, họ nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm tổn thương cổ và đốt sống của trẻ. Trong năm 2009, gần 1.900 trẻ em và trẻ vị thành viên tuổi dưới 19 tuổi đã bị tử vong do chấn thương đầu vì tai nạn giao thông và con số này tương đương với 27% tử vong do tai nạn thương tích ở lứa tuổi này. Thế nhưng, thảm kịch đằng sau con số đó mới thực sự là khốc liệt...
Đừng để tai nạn thương tích rình rập trẻ em vì không đội mũ bảo hiểm. |
101 lý do để con “trống” đầu
Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện di chuyển chính của mỗi gia đình và chúng ta càng dễ bắt gặp hơn hình ảnh những người bố, người mẹ chở theo từ 1-2 đứa con, đặt chúng ngồi ở giữa một cách trìu mến, dùng nhiều loại khẩu trang, khăn choàng để trách cho con họ không bị ảnh hưởng từ không khí ô nhiễm, nhưng lại để cho đầu con mình trơ trọi, không hề được bao bọc bởi một chiếc mũ bảo hiểm nào.
Một điều đáng buồn là có quá nhiều những nhận thức sai lầm phổ biến trong cộng đồng chúng ta về mũ bảo hiểm cho trẻ em, họ nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm tổn thương cổ và đốt sống của trẻ.
Thực tế, một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới tập hợp những bằng chứng về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và đưa ra kết luận rằng để tránh những thương tích có thể xảy ra trong lúc ngồi trên xe đạp hay xe máy, không có một độ tuổi nào giới hạn trẻ em không nên đội mũ bảo hiểm.
Ngoài ra, còn có các lý do các bậc phụ huynh “ngó lơ” việc đội mũ bảo hiểm cho con đó là: Có tâm lý ỷ vào tay lái và sự bảo vệ của người lớn, tâm lý đội mũ ngại mất thời gian, tâm lý ngại sự vướng víu, tâm lý sợ tốn kém kinh tế, tâm lý chiều chuồng theo ý của con, thiếu nghiêm khắc trong việc yêu cầu con đội mũ, tâm lý sợ mũ không đảm bảo chất lượng để gây tổn thương cho trẻ em khi bị va chạm giao thông.
Theo kết quả khảo sát của Pervin và cộng sự về tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của trẻ em tại 3 thành phố lớn: Đà Nẵng: 47,5%, Hồ Chí Minh là 44,8% và Hà Nội là 16,2%. Còn theo tổng kết của UNICEF, Quỹ thương vong Châu Á thì trong năm 2009, gần 1900 trẻ em và vị thành viên tuổi dưới 19 tuổi đã bị tử vong do chấn thương đầu vì tai nạn giao thông và con số này tương đương với 27% tử vong do tai nạn thương tích ở lứa tuổi này. Thế nhưng, thảm kịch đằng sau con số đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Nghị định bị thách thức?
Sau khi những điều luật về đội mũ bảo hiểm trẻ em được ban hành năm 2007, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ tháng 5 năm 2010. Nghị định này quy định tất cả trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên xe gắn máy, nếu không người lớn chở trẻ em này sẽ bị phạt. Mặc dù, Nghị định này được ban hành nhưng quan sát về hành vi tham gia giao thông cho thấy rất nhiều trẻ em đã không đội mũ bảo hiểm và điều này phản ảnh các thách thức trong việc thực hiện Nghị định này.
Để tìm lại quyền của trẻ em được đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường, chống lại những suy nghĩ sai lệch của các bậc phụ huynh này, Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á đã phát động chiến dịch 3 năm mang tên “Trẻ em cũng cần đội mũ bảo hiểm” cùng sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước. Mục tiêu của chiến dịch này là tất cả phải trẻ em đội mũ bảo hiểm trong 3 năm tới, thông qua việc tuyên truyền để mọi người nhận thức được rằng không đội mũ bảo hiểm là một hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện đại, văn minh.
Thùy Dương