Theo phong tục, Lễ cúng ông Công, ông Táo là ngày 23/12 âm lịch. Tuy nhiên để cho ông Táo kịp chầu Trời, nhiều người cho rằng đầu ngày 23 tháng Chạp, ông Táo đã chầu Trời. Nếu để sang ngày 23, thì ông Táo không kịp về Trời để báo cáo giúp gia chủ.
Theo quan niệm thì ông Táo vừa là Thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ. |
Thả cá chép trong ngày Tết ông Táo được xem là một phong tục lâu đời của người Việt. |
Nhiều gia đình đã cúng Tết ông Táo và hóa vàng từ ngày hôm nay |
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời".
Theo một chuyên gia phong thủy, nhiều gia đình có ban thờ Táo Quân thì sẽ tiến hành thắp hương và làm lễ tại ban thờ này. Nếu không có thì sẽ thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.
Thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi ra sao thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Một chiến dịch kêu gọi "Thả cá đừng thả túi nilon" được diễn ra tại một số điểm người dân thường hay phóng sinh cá chép như: Cầu Long Biên, Hồ Tây, Hồ Gươm...
Tại Cầu Long Biên những chiếc thùng, chiếc tải được nhóm bạn trẻ để ở ven thành cầu để người dân thả cá xong có thể bỏ túi nilon vào đó. |
Đây là hoạt động ý nghĩa giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người dân khi đi thả cá. |
Một du khách người Úc ghi lại hình ảnh lưu niệm về hoạt động của nhóm tình nguyện viên. |
Những chiếc dây ruy-băng "Đường Táo quân được các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện quấn quanh để nhằm tuyên truyền tốt hơn cho chiến dịch này.
"Được một số tổ chức, hiệp hội đứng ra tổ chức hàng năm, bọn mình tham gia chương trình này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Hà Nội có biết bao nhiêu sông, hồ để thả cá trong ngày Tết ông Táo. Ai cũng thả cá rồi thả cả túi nilon xuống thì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí có người chỉ mở túi ra mà quăng cả cá và túi xuống, cá có thể không ra ngoài được, thế thì ông Táo sao mà chầu Trời được" - Bạn Thùy Linh - Thành viên nhóm tình nguyện viên dí dỏm chia sẻ.