Những câu chuyện chưa kể về Bác Hồ khi ở làng Lài Cài

Đến với làng Lài Cài, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nhìn ngôi nhà đơn sơ mà Bác Hồ Và đồng chí Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác từng ở, ít ai có thể tưởng tượng được cuộc sống giản dị của một vị lãnh tụ. Người còn giữ những câu chuyện đời thường, mộc mạc của Bác trong 19 ngày đêm đã xúc động trong những lời kể lại của mình.

Đến với làng Lài Cài, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nhìn ngôi nhà đơn sơ mà Bác Hồ Và đồng chí Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác từng ở, ít ai có thể tưởng tượng được cuộc sống giản dị của một vị lãnh tụ. Người còn giữ những câu chuyện đời thường, mộc mạc của Bác trong 19 ngày đêm đã xúc động trong những lời kể lại của mình.

19 ngày đêm Bác ở xã Cần Kiệm

Sau ngày đọc bả Tuyên ngôn độc lập năm 1945, trong lúc tiếng súng của quân và dân Hà Nội giành giật với thực dân Pháp từng căn nhà, góc phố đang nổ thì Bác Hồ vẫn ở sát Thủ đô để lãnh đạo kháng chiến. Sau khi chuyển qua nhiều chỗ kháng chiến khác nhau thì chiều 13-1-1947, Bác cùng đoàn cán bộ chuyển đến xóm Lài Cài, xã Cần Kiệm.

Ngôi nhà mà Bác Hồ đã ở 19 ngày đêm tại làng Lài Cài, là một ngôi nhà tường đất, lợp bằng rơm, kèo cột bằng tre đang được gia đình cụ Nguyễn Đình Khuê làm dang dở cho hai người con của cụ về ở. Ngôi nhà có hai buồng, buồng bên tay trái dành cho Bác, có một chiếc giường tre lót rạ, một chiếc bàn mộc làm việc kê cạnh giường. Còn phòng bên trái chỉ có một chiếc giường tre là của ông Vũ Kỳ.

Ngôi nhà đơn sơ Bác từng ở để hoạt động cách mạng
Ngôi nhà đơn sơ Bác từng ở để hoạt động cách mạng

"Ngôi nhà là ông cụ nhà tôi làm cho hai ông chú nhà tôi ở riêng, một ông ở Hà Nội, còn một ông ở miền Nam. Ngôi nhà làm chưa xong thì Bác đến ở bí mật để hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ thì nó vẫn nguyên như thế này, chỉ có ngày xưa là nền đất nhưng giờ nhà nước họ cho lát gạch thì nó sạch hơn, tường thì vẫn tường đất". - Bà Tạ Thị Lạm cháu dâu duy nhất của cụ Nguyễn Đình Khuê còn sống kể lại.

Cụ Nguyễn Đình Khuê dành nhà cho Bác ở là một nhà nho yêu nước, cụ đã cùng ba người con của mình hoạt động cánh mạng.

Sau 19 ngày ở Cần Kiệm để hoạt động cách mạng, chiều 2-2-1947, Bác Hồ rời Cần Kiệm, tiếp tục chặng đường lên chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cuộc sống giản dị của Bác

Ngôi nhà giờ được chủ nhà cùng chính quyền bảo tồn như một di tích lịch sử, chứng minh cuộc đời cách mạng hào hùng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới ngôi nhà đó là những câu chuyện xúc động về Bác mà chủ nhà giữ gìn, mỗi lần có khách tham quan lại đem ra kể cho mọi người cùng nghe.

Bà Tạ Thị Lạm năm nay cũng đã 74 tuổi, về làm cháu dâu nhà cụ Khuê năm tôi 27 tuổi. "Khi tôi về đây ở thì Bác không còn ở đây nữa. Nhưng sau này Bác có về thăm lại ngôi nhà một lần. Lúc bác về thì công an nhiều quá, nên người dân chỉ được đứng nhìn bác ở xa, còn tôi đứng ở bên nhà ngó sang, lúc đấy tôi thấy Bác là một ông cụ đầu tóc đã bạc rồi, ăn mặc rất giản dị" - Bà Lạm chia sẻ.

Bà Tạ Thị Lạm cùng những câu chuyện về Bác Hồ.
Bà Tạ Thị Lạm cùng những câu chuyện về Bác Hồ.

Sau khi về làm dâu nhà cụ Khuê, bà Lạm cũng được cụ Khuê kể lại Bác ở lại ngôi nhà để hoạt động cách mạng. Nên trong gia đình ngoài hai vợ chồng cụ Khuê ra thì không ai biết Bác ở căn nhà bên cạnh. Vì buổi ngày Bác xuống hang đọc sách, buổi đêm Bác lại đi hoạt động cách mạng nên con cái trong nhà cũng không biết.

Bà Lạm kể: "Ông cụ nhà tôi vẫn kể đi kể lại cho con cháu về hình ảnh giản dị của một vị lãnh tụ. Trước ngôi nhà Bác ở lúc bấy giờ có ba luống rau cải, bên cạnh là một cái vãi, hàng ngày mỗi lỗi rửa mặt xong, Bác lại bê chậu nước đổ vào vãi, rồi sáng nào Bác cũng dùng nước đó tưới cho rau cải. Bác vẫn luôn mặ quần áo rất giản dị, toàn quần áo vá".

Năm 1947 Bác có đón tết tại nhà cụ Khuê nhưng bữa ăn rất đạm bạc chỉ có cá mắm và bánh chưng. Sau đó Bác đã viết bốn chữ nho để tặng gia đình ông Khuê có nội dung là "Cung Chúc Tân Xuân".

Hiện nay thì chính bà Lạm cùng con rể của bà Lạm quét giọn và trông nom ngôi nhà để cho mọi người có thể tới tham quan.

Trao đổi với PLVN, ông Kiểu Văn Tưởng (Phó chủ tịch xã Cần Kiệm) về vấn đề tôn tạo, giữ gìn ngôi nhà, ông chia sẻ: "Hiện tại thì xã đã có kế hoạch tôn tạo lại di tích gửi lên huyện nhưng chắc là do kinh tế khó khăn nên hiện vẫn đang thấy im lặng. Nếu phát hiện hỏng hóc thì xã sẽ kiến nghị lên huyện để có phương án khắc phục, vì huyện cho phép thì xã mới được làm".

Kim Nô

Đọc thêm