Những người giấu nỗi buồn cả đời ở trại phong

Trại phong Sóc Sơn (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) bao bọc bởi những triền núi dài, đường vào trại khá khó khăn. Trước đây trại có gần 100 người, giờ còn 20 cụ đều trên 70 tuổi. Những người dân địa phương không thể xác định được chỗ ở chính xác của các cụ, vì chưa bao giờ họ bước chân đến. Vì thế, những ngày khách đến thăm trại là những ngày vui lớn trong đời các cụ...

Trại phong Sóc Sơn (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) bao bọc bởi những triền núi dài, đường vào trại khá khó khăn. Trước đây trại có gần 100 người, giờ còn 20 cụ đều trên 70 tuổi. Những người dân địa phương không thể xác định được chỗ ở chính xác của các cụ, vì chưa bao giờ họ bước chân đến. Vì thế, những ngày khách đến thăm trại là những ngày vui lớn trong đời các cụ...

Dãy nhà 18 phòng của các cụ. Có cụ đã sống lẻ loi ở đây hơn 30 năm.
Dãy nhà 18 phòng, nơi có bệnh nhân phong sống lẻ loi tới hơn 30 năm.
Hai vợ chồng cụ đã ngoài 80 tuổi, gặp nhau và yêu nhau ở trại phong. Hai cụ đã cùng nhau vượt qua bệnh tật, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, và sự cô đơn.
Cặp vợ chồng này đã ngoài 80 tuổi, gặp nhau và yêu nhau ở trại phong. Hai cụ là số ít người may mắn ở đây, vì "có chốn" sẻ chia niềm vui, nỗi buồn... "Có người tới chơi với chúng tôi là chúng tôi vui lắm", cụ bà chia sẻ.
Hai cụ cũng gặp gỡ nhau trong trại phong rồi về quê làm thủ tục cưới xin, rồi mới vào lại trại phong để nương tựa vào nhau. Cụ ông là Nguyễn Văn Năm quê ở Thanh Trì - Hà Nội, cụ bị bệnh từ lúc 13 tuổi, được cách ly bằng cách chuyển nhiều trại phong khác nhau. Còn cụ bà là Dương Thị Sâm quê ở Hàng Bột - Hà Nội, từ khi cụ bị bệnh thì dường như nơi đó không còn nhà của cụ nữa. Hai cụ chung sống với nhau cũng được 44 năm. Cụ ông cười híp mắt khi nói về cuộc sống của vợ chồng
Còn đây là cụ ông là Nguyễn Văn Năm quê ở Thanh Trì - Hà Nội, bị bệnh từ lúc 13 tuổi, từng sống nhiều trại phong khác nhau. Và vợ ông, cụ bà Dương Thị Sâm, ở Hàng Bột - Hà Nội, từ khi cụ bị bệnh thì dường như nơi đó không còn nhà của cụ nữa. Hai cụ chung sống được 44 năm. Cụ ông cười híp mắt khi nói về cuộc sống hai người: "Cũng có lúc cãi nhau chứ, vợ chồng mà".
"Bệnh phong đã làm tôi phiêu bạt nhiều nơi, rời quê hương năm 14 tuổi. Giờ gần hết cuộc đời rồi vẫn lẻ loi không người thân", cụ Lê Thị Liên tâm sự về cuộc đời gần như toàn nước mắt của mình.
"Bệnh phong đã làm tôi phiêu bạt nhiều nơi, rời quê hương năm 14 tuổi. Giờ gần hết cuộc đời rồi vẫn lẻ loi không người thân", cụ Lê Thị Liên tâm sự về cuộc đời gần như toàn nước mắt của mình.
Cụ ông đã 81 tuổi, đi lại rất khó khăn, mắt nhìn mờ hẳn đi nhiều, cụ không còn nghe rõ người khác nói gì nữa. Đối chói với bệnh tật từ nhỏ, để đến giờ cụ phải sống trong cảnh lầm lũi một mình.
Cụ ông này 81 tuổi, đi lại rất khó khăn, mắt mờ hẳn, tai cụ không còn nghe rõ tiếng nói. Cụ cũng đối chọi với bệnh phong từ nhỏ và cũng sống lầm lũi một mình...
Cụ bà Nguyễn Thị Hũ (84 tuổi) quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc nằm liệt giường đã 2 năm nay. Mọi sinh hoạt, đều do các con cụ lo hết. Nằm một chỗ cụ rất nhớ về những đứa con của mình ở quê. Cụ khao khát được nhìn thấy mặt người thân mỗi ngày.
Cụ bà Nguyễn Thị Hũ (84 tuổi) quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc nằm liệt giường 2 năm nay. Mọi chi phí sinh hoạt do các con cụ lo. Cụ rất nhớ những người con ở quê. Cụ khao khát được nhìn thấy người thân mỗi ngày.
Cụ Nguyễn Văn Thiều sống một mình một phòng, mỗi lúc xế chiều cụ lại ngồi đây, nhìn về những dãy đồi nối đuôi nhau, số phận cụ đã không được may mắn. Cụ ao ước cái bệnh này sẽ bị hủy diệt để không còn nhiều người mang nỗi đau về thể xác cũng như tâm hồn mà cụ đã trải qua.
Cụ Nguyễn Văn Thiều mỗi xế chiều cụ lại ngồi đây, nhìn về những dãy đồi nối đuôi nhau... Cụ ao ước bệnh phong bị "tiệt diệt" để không còn những người mang cả nỗi đau thể xác và tâm hồn như cụ.
Mỗi lần có người đến chơi là các cụ vui lắm, bởi họ mang cho các cụ những món quà ấm lòng là những tiếng hát, đôi ba câu chuyện, lời hỏi thăm động viên,... Để các cụ không còn cảm thấy cô đơn mỗi buổi chiều về.
Mỗi lần có khách đến thăm các cụ vui lắm, bởi những tiếng hát, đôi ba câu chuyện, lời động viên... là món quà vô giá mà các cụ có thể ôn kể với nhau nhiều ngày, giúp các cụ vơi bớt cô đơn...

Vũ Minh

Đọc thêm