Nữ chức sắc, chức việc, phụ nữ tôn giáo Bình Định lặng thầm trao yêu thương

(PLVN) - Với quan điểm sống “tốt đời, đẹp đạo”, các nữ chức sắc, chức việc, phụ nữ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Định luôn gắn bó cùng phong trào phụ nữ và tích cực tham gia công tác xã hội. Đóng góp thầm lặng ấy mang đến cho đời thêm nhiều câu chuyện yêu thương.
Sơ Đào Thị Thanh Hồng với trẻ trong một dịp khen thưởng.
Sơ Đào Thị Thanh Hồng với trẻ trong một dịp khen thưởng.

Nhiều hoạt động tích cực

Trường Mầm non Sao Mai (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) do các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh giá Quy Nhơn xây dựng, quản lý. Hiện tại trường có 20 lớp với 621 trẻ, 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên là các sơ trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ đều được đào tạo sư phạm mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn. Ngoài ra, trường còn có nhiều sơ phục vụ như: trực cổng trường trong giờ đưa - đón, giúp bếp nấu ăn, dọn rửa… mọi công việc của các sơ đều quy hướng đến mục đích chăm sóc tốt nhất có thể cho các cháu.

Tham gia hoạt động giáo dục với tính chất phi lợi nhuận (trẻ thụ hưởng 100% các khoản phí phụ huynh đóng cho trường), Trường Mầm non Sao Mai còn đang miễn học phí cho 7 trẻ và giảm khoảng 50% cho 39 trẻ có hoàn cảnh khó khăn. 

“Với vai trò của người làm nghề giáo là nữ tu sĩ, chúng tôi đem hết tâm huyết hoàn thành nhiệm vụ, dùng tình yêu thương của người mẹ để chăm sóc, dạy dỗ các cháu”, sơ Trần Thị Thu Hồng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai chia sẻ.

Với các sơ Cộng đoàn Phanxico Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), bên cạnh hoạt động truyền thống là tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân làng phong Quy Hòa, công tác hỗ trợ cho người mắc bệnh phong và gia đình ngày càng đậm nét. Qua nỗ lực vận động, từ năm 2009, Cộng đoàn bắt đầu thực hiện việc giúp học bổng cho toàn bộ con em bệnh nhân phong, với mức khác nhau tùy cấp học.

Bên cạnh đó, hàng ngày, 95 học sinh là con em bệnh nhân phong và 15 em hoàn cảnh khó khăn ở địa phương đếntrung tâm TP Quy Nhơn học trên các chuyến xe đưa đón do các sơ mở ra và luôn cửmột sơ đi cùng để theo sát, quản lý. 

Cô và trẻ Trường Mầm non Sao Mai.
Cô và trẻ Trường Mầm non Sao Mai. 

Một hình thức hỗ trợ khác được Cộng đoàn Phanxico Quy Hòaduy trì hơn 20 năm qua là chương trình “Đoàn kết tương trợ, giúp vốn sản xuất”. Từ năm 1999, các sơ đã lập ra Quỹ tín dụng nhỏ, đến nay có 218 người trong làng phong Quy Hòa tham gia. Ai có nhu cầu chính đáng, cứ 10 tháng sẽ được mượn 3 triệu đồng. 

Chị Lê Thị Sanh - người đã 4 lần phải cưa chân vì bệnh phong và còn bị u thanh quản, cho biết: “Từ thời con gái, nhờ Quỹ tín dụng nhỏ và sự giúp đỡ, động viên của các sơ mà tôi sắm được máy may, các đồ nghề cần thiết để kiếm sống. Đến nay, khi đứa con duy nhất vào đại học cũng nhờ nguồn học bổng, Quỹ này mà vợ chồng có thể xoay sở, dần dà nỗ lực vươn lên. Bao năm qua, rất nhiều chị em, gia đình trong làng nhờ nguồn vốn nhỏấy mà bắt tay vào chăn nuôi nhỏ, mở hàng tập hóa, tiệm bánh mì, quán giải khát… cuộc sống được cải thiện hơn”.

“Phải có trách nhiệm xã hội như bất kỳ công dân nào”

Theo sơ Hoàng Thị Mỹ Dung - phụ trách Cộng đoàn Phanxico Quy Hòa, từ năm 1932, các nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống và phục vụ bệnh nhân phong tại Quy Hòa. Từ đó đến nay, họ vẫn hiện diện, phục vụ tại đây, góp phần xoa dịu vết thương tinh thần cho người mang căn bệnh trước đây bị người đời xa lánh. 

“Trong số 42 nhóm bệnh nhân phong trên cả nước, nhóm Quy Hòa là đông nhất, với 405 bệnh nhân, 335 gia đình. Cộng đoàn luôn nỗ lực và phối hợp chặt chẽ cùng Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Hội đồng bệnh nhân phong Quy Hòa, các cấp, các ngành để hỗ trợ hiệu quả nhất cho người bệnh và gia đình vượt qua bệnh tật, khó khăn, cuộc sống tươi sáng hơn”, sơDung cho biết.

Trong quá trình hành đạo, hoạt động của các tôn giáo nói chung, các dòng nữ nói riêng, đều gắn chặt với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân là góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một phồn vinh, tốt đẹp. 

Như quan điểm của sơ Đào Thị Thanh Hồng - đại diện Chi hội Tin lành Khu Sáu (phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chia sẻ tại buổi gặp mặt nữ chức sắc, chức việc tiêu biểu do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định tổ chức năm 2019 rằng: “Người tín hữu cũng là công dân của một quốc gia, là một thành viên của xã hội, phải có trách nhiệm xã hội như bất kỳ công dân nào và chủ động thực thi”. 

 

Từ nhiều năm qua, phụ nữ Tin lành trên địa bàn tỉnh Bình Định tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo. Chẳng hạn như các Hội thánh, gồm: Quy Nhơn, Khu Sáu (TP Quy Nhơn), Phú Phong (huyện Tây Sơn), Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn) mỗi đơn vị hàng tuần nấu tặng trên dưới 200 suất cơm, cháo cho các bệnh viện tại địa phương; Hội thánh Trung Ái - Bình Nghi (huyện Tây Sơn) giúp hệ thống nước sạch cho người dân quanh vùng…

Theo bà Từ Thị Phụng - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định, thời gian qua, các cấp Hội tăng cường phối hợp với các nữ chức sắc, chức việc trong tuyên truyền về công tác tôn giáo cho hội viên phụ nữ có đạo. Qua đó, vận động hiệu quả chị em cùng gia đình sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, chấp hành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đoàn kết cộng đồng, tích cực đóng góp xây dựng địa phương, tham gia công tác nhân đạo từ thiện.

“Phụ nữ tôn giáo ngày càng gắn bó tổ chức Hội và đồng hành với phong trào phụ nữ. Tại cơ sở xuất hiện và duy trì nhiều mô hình ý nghĩa như: “Phụ nữ tôn giáo gương mẫu”,“Gia đình, họ đạo không vi phạm pháp luật”, “Tổ liên kết phát triển kinh tế trong phụ nữ tôn giáo”, “Phụ nữ tôn giáo với hoạt động thiện nguyện”…”, bà Phụng cho biết.

Theo đánh giá của Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, nhìn chung, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra bình thường, ổn định; chức sắc, chức việc và tín đồ hoạt động tôn giáo thuần túy, chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy định hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và tham gia đóng góp tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước của địa phương như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Đồng hành cùng xã hội

Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo ở tỉnh Bình Định đã kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở, ban hành các văn bản yêu cầu người đứng đầu các cơ sở, giáo sĩ, giáo dân, tín đồ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và chính quyền các cấp, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động tôn giáo diễn ra tại các cơ sở tôn giáo.

Không chỉ tự giác tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, các tổ chức tôn giáo còn tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bịảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Quả thật, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch chính là biểu hiện cụ thể nhất cho tinh thần đồng hành cùng dân tộc của người có đạo.  

Đọc thêm