Phải sống chui lủi nơi đất khách vì giấc mộng XKLĐ

Những tưởng sẽ được đổi đời khi sang Nga xuất khẩu lao động, thế nhưng vợ chồng anh Hà Văn Đan và chị Lê Thị Quyên (Yên Định, Thanh Hóa) đã tan tành giấc mộng. Bị lừa đi theo con đờng Visa du lịch, hai vợ chồng còn phải sống chui lủi tại một căn phòng cách thành phố Matxcơva khoảng 70 km và làm việc với tần suất 12 giờ/ ngày.

Những tưởng sẽ được đổi đời khi sang Nga xuất khẩu lao động, thế nhưng vợ chồng anh Hà Văn Đan và chị Lê Thị Quyên (Yên Định, Thanh Hóa) đã tan tành giấc mộng. Bị lừa đi theo con đờng Visa du lịch, hai vợ chồng còn phải sống chui lủi tại một căn phòng cách thành phố Matxcơva khoảng 70 km và làm việc với tần suất 12 giờ/ ngày.

Tan mộng đổi đời

Gọi điện cho PLVN, ông Trịnh Ngọc Huân, bác họ của cặp vợ chồng anh Đan, chị Quyên tỏ ra vô cùng lo lắng.

Theo thông tin ông Huân cung cấp, vợ chồng anh Đan đăng ký đi XKLĐ qua Văn phòng tạo nguồn XKLĐ của Trung tâm XKLĐ Vinahandcoop (Công ty Vinahandcoop) tại Thanh Hoá. Đích thân ông Huân là người đã nộp cho văn phòng của trung tâm 20 triệu đồng để công ty đưa người đi XKLĐ tại Nga.

Phải sống chui lủi nơi đất khách vì giấc mộng XKLĐ ảnh 1
Người nhà anh Đan, chị Quyên đang hết sức lo lắng
Thế nhưng, chuyện mà cả ông Huân lẫn vợ chồng anh Đan, chị Quyên không thể ngờ tới  là khi sang đến Nga (3/7), mọi người mới phát hiện ra cả 2 người đi XKLĐ không phải theo dạng hợp đồng đi XKLĐ mà đi theo Visa du lịch.

PV PLVN đã có trao đổi điện với chị Quyên từ bên Nga thì được biết, ban đầu khi sang đến Nga vợ chồng chị được người ra đón và đưa đến 1 xưởng may và làm việc ở đấy. Sau 1 thời gian làm việc, chị yêu cầu được làm hợp đồng nhưng bị từ chối. Bên cạnh đó công việc ở xưởng may cũng hết sức phức tạp, vất vả. Mỗi ngày phải làm việc quần quật 12 tiếng đồng hồ, trong khi chỉ được ăn 2 bữa, 1 bữa 6h sáng, 1 bữa 18h. Cuối cùng, cực chẳng đã, 2 vợ chồng kiên quyết không làm việc tại đây nữa.

“Tưởng sang được đây rồi, chăm lo làm ăn thì sẽ tích cóp được tiền để thoát khỏi cảnh nghèo túng ai ngờ tiền mất tật mang” - chị Quyên khóc nức nở qua điện thoại.

Vợ chồng chị Quyên phải nộp từ 400.000 – 500.000 đồng trong 1 ngày cho một người mà anh chị cũng không biết đó là ai. Số tiền này được giải thích là để chi trả cho việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày của 2 người. Vì chưa có tiền trả nên số tiền này đã được cộng dồn thành nợ.

Vợ chồng anh Đan có yêu cầu được đưa về nước nhưng yêu cầu lập tức bị từ chối với câu trả lời của 1 người đàn ông tên Hiền: “Phải điện cho người nhà gửi tiền sang thì mới về được”.

Lảng tránh trách nhiệm?

Ông Huân cho biết, sau khi biết được hoàn cảnh của vợ chồng anh Đan, chị Quyên ở bên Nga, ông Huân đã ra Hà Nội làm việc và xin với ông Trần Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm XKLĐ Vianhandcoop và xin cho vợ chồng anh chị về nước nhưng ông Minh trả lời thẳng thừng: “Không ký hợp đồng với 2 vợ chồng anh Đan nên không giải quyết”.

Cực chẳng đã, cuối cùng 2 vợ chồng anh Đan - chị Quyên phải đồng ý ký cam kết sẽ nộp tiền cho ông Hiền và xin địa chỉ để người nhà gửi tiền sang. Ông Hiền không chịu nhận trực tiếp tiền mà yêu cầu số tiền phải nộp là 4.000 USD/ 2 người. Và số tiền đó sẽ nộp cho ông Trần Thanh Minh, giám đốc Trung tâm XKLĐVinahandcoop rồi ông Minh sẽ gửi cho ông Hiền.

Nhận được yêu cầu của ông Hiền, ông Huân có điện thoại cho ông Minh nhờ giúp đỡ nhưng ông Minh kiên quyết không nhận mà chỉ cho ông Huân số điện thoại của  một người đàn ông tên Long và bảo ông Huân đưa tiền cho ông này.

Ông Huân đã gọi theo số máy của ông Long. Qua cuộc điện thoại, ông Long không trả lời là người của cơ quan nào mà chỉ nói ngắn gọn là ông Huân cứ cầm tiền ra Hà Nội rồi gọi cho ông Long đến nhận. Thấy biểu hiện khác lạ, ông Huân đã dập máy và không thực hiện theo yêu cầu đó.

Liên quan đến vấn đề của vợ chồng anh Đan – chị Quyên, PV đã trao đổi với bà Ngô Thị Thắm, Trưởng Văn phòng tạo nguồn của Trung tâm XKLĐ Vianhandcoop tại Thanh Hoá. Bà Thắm cho biết văn phòng đã có 3 người sang Nga theo hợp đồng tạo nguồn cho công ty Vinahandcoop. Sau khi nhận 20 triệu đồng để đưa hai vợ chồng chị Quyên sang Nga bà  đã nộp lại cho cho Trung tâm XKLĐ Vinahandcooop.

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Minh, giám đốc Trung tâm XKLĐ Vinahandcoop phủ nhận điều này. Ông Minh cho biết thêm: “Trung tâm chúng tôi không có chức năng XKLĐ sang Nga. Tôi cũng chỉ giới thiệu dịch vụ cho vợ chồng anh Đan chị Quyên  đi qua một công ty dịch vụ phòng vé trên đường Hoàng Quốc Việt rồi đưa hộ chiếu của 2 vợ chồng cho công ty dịch vụ”. PV hỏi về phòng vé ở đâu thì ông Minh trả lời là không nhớ nữa.

Ông Minh cũng cho biết thêm, lúc đầu ông không đứng ra nhận tiền của gia đình vợ chồng chị Quyên. Nhưng trước yêu cầu của người nhà, nên ông đành phải làm “trung gian” và nhận số tiền 4.000 USD để gửi sang Nga để đưa vợ chồng chị Quyên về nước.

Ông Minh cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, ông không còn liên quan gì trong việc này nữa vì bây giờ chức giám đốc công ty Vinahandcoop đã được bàn giao cho bà Trần Thị Tình.

Hoàng Phan

Đọc thêm