Phát triển ứng dụng di động: Nghề hot

Ứng dụng di động sẽ là những lĩnh vực "nóng" nhất trong thời gian tới, theo khảo sát của IBM đối với 4.000 chuyên gia CNTT. Tốc độ phát triển cực nhanh của ngành kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhân lực, đặc biệt với một thị trường đầy tiềm năng như ở Việt Nam.

Ứng dụng di động sẽ là những lĩnh vực "nóng" nhất trong thời gian tới, theo khảo sát của IBM đối với 4.000 chuyên gia CNTT. Tốc độ phát triển cực nhanh của ngành kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhân lực, đặc biệt với một thị trường đầy tiềm năng như ở Việt Nam.

a
 

Bùng nổ trong ứng dụng di động

Nếu như chỉ cách đây chưa đầy 5 năm, ngành công nghiệp ứng dụng mobile là khái niệm chưa hề tồn tại thì năm 2011 doanh thu hàng năm ngành lên tới 7 tỷ USD, dự báo sẽ đạt 30 tỷ USD trong 3 năm tới. Sự nở rộ của các thiết bị cầm tay thông minh đã khơi thông dòng chảy cho các ứng dụng mới dành cho nền tảng này.
 
Tháng 7/2008, Apple ra mắt kho ứng dụng di động trực tuyến đầu tiên với 500 ứng dụng cho các sản phẩm iPhone, iPod. Khi đó, thị trường ứng dụng mobile hầu như chưa hề tồn tại. Đến nay, App Store đã có hơn 400,000 ứng dụng với 10 tỷ lượt tải về, dẫn đầu ngành về dịch vụ ứng dụng cho di động.

Sau thành công của Apple, các hãng di động nhận thấy tiềm năng của thị trường ứng dụng phát triển di động đã liên tiếp cho ra mắt kho ứng dụng của mình. Tiêu biểu là Ovi Store của Nokia (55,000 ứng dụng, 760 triệu download), Android Market của Google (200,000 ứng dụng, 4,5 tỉ download), App World của Blackberry (30,000 ứng dụng, 3 triệu download/ngày), và mới đây là Huawei Technology - dành cho các nhà mạng di động trên toàn cầu với hơn 80.000 ứng dụng di động/nhạc, phim, e-book.

Theo dự đoán, ngành công nghiệp ứng dụng mobile toàn cầu sẽ đạt 17.5 tỷ USD và năm 2012 với tốc độ phát triển lượng download hàng năm là 92%. Mức lợi nhuận khổng lồ từ ngành phát triển ứng dụng di động đến từ việc bán các ứng dụng cho người dùng (trung bình 1-5 USD) và sử dụng các ứng dụng làm công cụ quảng cáo.
 
Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên và nền tảng 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 – 24 tạo nên một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
 
Săn nhân lực như mò kim đáy bể
 
Hơn một năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề then chốt trong ngành Mobile Apps Việt Nam. Điều này không phải khó lý giải vì thị trường vẫn đang “khát” nhân lực CNTT nói chung trong khi ứng dụng di động lại là một trong những nhóm nghề hot của lĩnh vực này.

Chuyên gia
Chuyên gia VTC trực tiếp hướng dẫn cho các học viên

 Các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới liên tục đến thăm Việt Nam, tìm kiếm cơ hội đầu tư và còn có mục đích khác thiết thực không kém là săn lùng nhân lực chất lượng cao. Ngay ở trong nước, thị trường cũng chứng kiến cảnh các chiến dịch săn đầu người của các ông lớn trong ngành diễn ra như cơm bữa, lúc ào ạt công khai khi lại âm thầm lặng lẽ.

Một chuyên gia của Vietnmaworks (trang thông tin về việc làm chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam) cho biết các doanh nghiệp CNTT luôn trong báo động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong các nhóm ngành thời thượng. Rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp đã được các công ty, doanh nghiệp “đặt” trước, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn sẵn sàng tuyển dụng cả ứng viên chưa có kinh nghiệm về đào tạo lại.
 
Để giải cơn khát nhân lực, vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong ngành cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, trong đó phải kể đến ĐH FPT, Đại học Quốc tế Bắc Hà, bên cạnh các đơn vị đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo này như: Aptech, NIIT... cho thấy tầm quan trọng, sức nóng và nhu cầu về các giá trị mới của nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
 
Mới đây nhất là sự xuất hiện của Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC – VTC Academy (thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC). Với nhiều nội dung mới mẻ mang tính đột phá trong chương trình đào tạo như: chỉ tập trung đào tạo các nội dung hữu ích, thiết thực cho nghề nghiệp (thay vì đào tạo dàn trải các môn đại cương hay kiến thức nền như bậc đại học), áp dụng mô hình huấn luyện trong thực tế (các học viên được tham gia trực tiếp vào các dự án đang được triển khai tại công ty), mỗi học viên được một giảng viên hoặc học viên khóa trên kèm cặp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, được học tại trụ sở làm việc của công ty (học viên sẽ được nhìn thấy hàng ngày môi trường làm việc thực tế để hình dung ra nơi mà họ sẽ tham gia sau khi ra trường).
 
Các khóa học ứng dụng di động tại VTC Academy sẽ cung cấp toàn diện về những công nghệ mới nhất cho phát triển ứng dụng di động trên các nền tảng phổ biến và mới nhất Android, iPhone, Window Phone 7, Samsung Bada… Đặc biệt, để khắc phục tình trạng “hàn lâm của giáo dục”, khung chương trình đào tạo còn quá dàn trải, trong khi CNTT là lĩnh vực rất tùy biến, cần sự tập trung chuyên sâu vào từng lĩnh vực cá biệt... VTC Academy đổi mới ngay từ việc thi tuyển đầu vào.

Thí sinh sẽ trải qua các bài test GMAT, IQ, Tiếng Anh, được học đi đôi với hành: làm việc trong các dự án phát triển ứng dụng và nội dung di động dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia VTC. Nếu xuất sắc, sản phẩm của học viên sẽ được đưa lên hệ thống chợ nội dung số của VTC hoặc phân phối qua VTC Mobile hay tham dự với các nhà phát triển ứng dụng quốc tế.
 
Với các “trợ thủ” đắc lực trong cùng hệ thống VTC như VTC Mobile – nhà cung cấp các dịch vụ trên nền di động lớn nhất Việt Nam, Chợ nội dung số - Go Content, Go Mobile (cổng game cho di động của mạng xã hội go.vn)... VTC Academy hoàn toàn tự tin với chất lượng đầu ra của các học viên lập trình ứng dụng mobile. Hy vọng, với sự đầu tư bài bản cho giáo dục của VTC Academy sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho chính bản thân các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và cho cả xã hội nói chung.

Minh A

 

Đọc thêm