- Xoa tro bếp vào chỗ tay bị cay sau đó dùng nước và xà bông rửa sạch.
- Đường cát: Thay vì rửa tay ngay với nước lạnh như quán tính vẫn làm mỗi khi bị ớt dính vào tay bạn hãy lấy một muỗng đường cho vào tay. Xoa đều lượng đường này lên những điểm bị ớt dính vào khoảng 2 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Giấm ăn: Bạn trộn giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi nhúng tay vào dung dịch nước giấm loãng trên, sau 2 phút mọi sự khó chịu sẽ tan biến.
- Rượu trắng: Cũng giống như cách làm với giấm, bạn cho rượu trắng vào một chén nhỏ rồi ngâm tay vào chén rượu một lúc sau sẽ giúp hạ nhiệt vết bỏng.
- Nếu trong nhà có sữa chua, bạn hãy lấy một ít đắp ngay vào chỗ bị ớt dính vào.
- Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm.
- Nước rửa chén: Nghe có vẻ kỳ quặc,thế nhưng nước rửa chén với các chất tẩy rửa sẽ giúp nhựa ớt được cuốn trôi sau khi bạn rửa tay.
- Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
- Nếu không may bị ớt bắn vào mắt, bạn hãy lấy một ít bã chè tươi đã nấu trong ấm (nếu không có bã chè tươi thì dùng bã trà cũng được) đem đắp vào mắt, một lát sau sẽ mắt bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn.
- Baking soda: Là một nguyên liệu làm bánh quen thuộc, baking soda còn có công dụng cực hiệu quả trong việc giảm sưng tấy mà bỏng ớt gây ra. Chỉ cần hòa bột baking soda với nước thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên vùng da bị dính ớt, chờ cho hỗn hợp này khô và rửa lại với nước lạnh là được.
Lưu ý: Để hạn chế tối đa tình trạng dịch ớt dính vào da gây bỏng rát, sưng tấy tốt nhất trước khi thái ớt bạn nên cho chúng vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 10’ hoặc mang găng tay khi chế biến loại quả gia vị này.