Cảnh kỳ lạ gây hoảng: 84 người đứng trên nóc nhà cao tầng ở London

(PLO) - Những người qua đường ở trung tâm thành phố London vào thứ hai vừa qua đã chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ, gây hoảng hốt: 84 con người đứng im lặng trên rìa của một tòa nhà cao tầng như thể họ sắp nhảy xuống. 
84 bức tượng đại diện cho những người đã tự tử hàng tuần ở trên một nóc nhà tại Anh
84 bức tượng đại diện cho những người đã tự tử hàng tuần ở trên một nóc nhà tại Anh

Tuy nhiên, họ không phải là con người. Chúng là những tác phẩm điêu khắc có kích thước như người thật, được đặt ở vị trí đó để nâng cao nhận thức của mọi người về hành vi tự sát.

Các tác phẩm điêu khắc này đã được dựng qua đêm như là một phần của “Dự án 84”, một ý tưởng được thực hiện bởi nghệ sĩ đường phố Mỹ Mark Jenkins phối hợp với CALM, một tổ chức từ thiện tập trung vào việc phòng chống nạn tự tử ở Anh.

84 tác phẩm đại diện cho 84 người đã tự sát hàng tuần ở Anh. Theo thống kê của CALM, cứ 3 – 4 người trong số đó là nam giới

Simon Gunning  - Giám đốc điều hành CALM cho biết: "Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, chúng ta đối mặt với chúng thường xuyên. Dự án này được thành lập để mọi người nâng cao nhận thức, cùng nhau thảo luận và ngăn chặn một cách tích cực nạn tự tử”.

Các tác phẩm điêu khắc đều được làm mờ khuôn mặt, hiện đang được trưng bày ở rìa tòa nhà do ITV, mạng lưới truyền hình Anh sở hữu. Chúng sẽ  ở đó đến ngày 1 tháng 4.

Các tác phẩm điêu khắc được làm từ băng dính và được dựng trên mái nhà cho đến ngày 1/4.
Các tác phẩm điêu khắc được làm từ băng dính và được dựng trên mái nhà cho đến ngày 1/4.

Jenkins, người được biết đến rộng rãi bởi anh đặt những bức tượng điêu khắc siêu thực, của mình ở các nơi công cộng, nơi chúng được tương tác với nhiều người qua đường, phần lớn chúng được làm từ băng dính.

Jenkins và cộng sự Sandra Fernandez tạo nên 84 tác phẩm đại diện cho những người đã tự tử, và các chuyện của cá nhân họ cũng được ghi chép trên trang web “Dự án 84”.

Chương trình hàng ngày của ITV "This Morning" cũng phát sóng các cuộc phỏng vấn với người thân và bạn bè của 84 người nằm trong dự án.

"Chiến dịch này là hy vọng, hy vọng bằng cách kể những câu chuyện này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự phức tạp của vấn nạn tự tử và cùng phấn đấu để thay đổi nó", Gunning phát biểu.

“Dự án 84” cũng đã đưa ra một đơn kiến nghị trực tuyến thông qua đó họ hy vọng thuyết phục chính phủ Anh hành động để ngăn chặn nạn tự tử và hỗ trợ mai táng cho các nạn nhân. Trong chiều thứ hai (26/3), hơn 80.000 người đã ký tên ủng hộ.

Dự án nhận được rất nhiều phản hồi tích cực vì mục đích ý nghĩa của nó. 

Một người dùng trên Twitter cho biết: "Điều quan trọng là chúng ta phải vượt qua sự kỳ thị về các vấn đề sức khỏe tinh thần ta, để mọi người biết khi họ đang cảm thấy không ổn thì cũng không sao cả”

Tuy nhiên, một số người khác nghĩ rằng dự án thật “vô nghĩa”.

"... Đây có lẽ là điều kinh khủng nhất tôi từng nhìn thấy. Ai trên trái đất này lại có một ý tưởng vô tâm như vậy?", một người trên Twitter nói.

Vượt qua các ý kiến khác nhau, dự án đã truyền tải thông điệp tới người dân về nạn tự tử. Các cuộc tranh luận thậm chí có thể tiếp tục diễn ra ngay cả sau khi các bức tượng được dỡ bỏ vào chủ nhật.