Iran yêu cầu bắt giữ Tổng thống Mỹ Trump, Interpol nói gì?

(PLVN) - Cơ quan tư pháp Iran đang yêu cầu Interpol đưa Tổng thống Mỹ Donald Trump vào danh sách truy nã quốc tế vì vụ ám sát tướng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Kassem Suleimani.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sputnik dẫn thông tin từ hãng tin Mehr cho biết, Cơ quan tư pháp Iran đang yêu cầu Interpol đưa Tổng thống Mỹ Donald Trump vào danh sách truy nã quốc tế vì vụ ám sát tướng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Kassem Suleimani.

Theo Mehr, công tố Ali Mehra cho biết: "Đã xác định được 36 người tham gia vào quá trình chuẩn bị và có liên quan đến vấn đề ám sát Kassem Soleimani, trong số đó có các nhân vật chính trị và quân sự của Mỹ  và các quốc gia khác.”

Điều 3 của Hiến chương Interpol quy định, “tổ chức này bị nghiêm cấm thực hiện bất kỳ sự can thiệp hoặc hành động nào mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc chủng tộc”.
 Điều 3 của Hiến chương Interpol quy định, “tổ chức này bị nghiêm cấm thực hiện bất kỳ sự can thiệp hoặc hành động nào mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc chủng tộc”. 

Theo ông, các cơ quan tư pháp đã thông qua nghị quyết đưa những người này ra công lý và tuyên bố tình trạng đỏ thông qua Interpol, và như vậy các lực lượng thực thi pháp luật trên khắp thế giới sẽ tạo điều kiện cho việc tìm kiếm và bắt giữ nghi phạm được yêu cầu.

Ngày 3/1, Mỹ tiến hành chiến dịch tiêu diệt Soleimani ở Baghdad. Đáp lại, Iran đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ của Iraq, nơi quân đội Mỹ đóng quân. 

Ông Ali Mehra cho biết, những cá nhân này bị buộc tội "giết người" và "khủng bố", đồng thời cho biết thêm: "Đứng đầu danh sách là Tổng thống Mỹ Donald Trump".

Đáp lại yêu cầu từ Iran, thông báo mà Sputnik nhận được từ trụ sở Interpol ở Lyon cho biết, các quy tắc nội bộ của Interpol không cho phép tổ chức quốc tế này xét yêu cầu của cơ quan tư pháp Iran về truy nã bắt giữ Tổng thống Mỹ  vì khả năng dính líu vào vụ ám sát tướng Qasem Soleimani - chỉ huy Khối Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

"Tương ứng với quy định tại Điều 3 của Hiến chương Interpol, “tổ chức này bị nghiêm cấm thực hiện bất kỳ sự can thiệp hoặc hành động nào mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc chủng tộc”. Vì vậy, khi nào có những yêu cầu kiểu đó gửi đến Tổng Thư ký, thì theo quy định của hiến chương và quy tắc của chúng tôi, Interpol sẽ không xem xét những đề nghị loại này” - nguồn tin của Sputnik cho biết.