Sinh viên "gỡ rối" cho doanh nghiệp

Chung kết cuộc thi “IP Challenge 2013 – Đỉnh cao thương hiệu” diễn ra vào ngày 5/5, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cuộc thi chuyên ngành có quy mô lớn về sở hữu trí tuệ (SHTT) này do chính các sinh viên (SV) của Câu lạc bộ SHTT (IPC), một trong những câu lạc bộ non trẻ nhất của trường ĐH Ngoại thương tổ chức.

Chung kết cuộc thi “IP Challenge 2013 – Đỉnh cao thương hiệu” diễn ra vào ngày 5/5, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cuộc thi chuyên ngành có quy mô lớn về sở hữu trí tuệ (SHTT) này do chính các sinh viên (SV) của Câu lạc bộ SHTT (IPC), một trong những câu lạc bộ non trẻ nhất của trường ĐH Ngoại thương tổ chức.

Nhóm Storm làm việc cùng Công ty cổ phần Briston Group
Nhóm Storm làm việc cùng Công ty cổ phần Briston Group.

Kể từ ngày công bố khởi động 16/3 đến nay, với hơn 1.500 đơn đăng ký  đến từ 31 trường ĐH, IP Challenge 2013 đã trải qua 2 vòng thi là “Thử thách trí tuệ” và “Sức mạnh tri thức”. Sau quá trình chấm bài nghiêm túc và kỹ lưỡng, Ban giám khảo đã nhất trí chọn ra 4 đội xuất sắc nhất đi tiếp vào vòng 3 là: Storm, Cháy, Ipcaholic và Kang-gu-ru.

Một khác biệt của IP Challenge 2013 so với các cuộc thi của SV là ở nội dung vòng thi thứ 3 “Nhà tư vấn chiến lược”, các đội chơi có cơ hội làm việc trực tiếp với DN để xử lý tình huống liên quan đến thương hiệu và SHTT mà DN đang gặp phải. Trải nghiệm thực tế chính là một trong những giá trị mà BTC cuộc thi hướng đến.

Buổi làm việc đầu tiên với DN Briston đã diễn ra tại văn phòng công ty do chính CEO của công ty – anh Đinh Quang Minh và các thành viên nhóm “Storm”. Nhóm “Storm” là một trong những nhóm xuất sắc hoàn thành vòng 2 với số điểm cao nhất và bước vào vòng 3 với nhiệm vụ “Xây dựng chiến lược thương hiệu cho Briston Group”. Briston Group hiện đang là một công ty chuyên xuất nhập khẩu và thi công đá.

Trong không khí thân mật và hợp tác, CEO Đinh Quang Minh đã cung cấp những thông tin cần thiết để xây dựng một chiến lược thương hiệu Briston Group.  Quan điểm làm việc, những mong muốn và trăn trở khi đi tìm một hình ảnh chuyên nghiệp trong con mắt người tiêu dùng (NTD) cũng được anh Minh chia sẻ hết sức nhiệt tình. Buổi làm việc đã giúp nhóm “Storm” học được rất nhiều về các công cụ thông tin để khai thác cho bài làm, về việc trang bị kiến thức, phát huy thế mạnh và cả phong cách làm việc trong kinh doanh…

Với nhóm “Cháy”, các thành viên có cơ hội làm việc với Cty TNHH Hồng Lam – DN chuyên sản xuất và kinh doanh ô mai, mứt và các sản phẩm truyền thống với tình huống “Xây dựng chiến lược thương hiệu biến mỗi người tiêu dùng trở thành người đồng sáng tạo với Hồng Lam”. Tại đây, các thí sinh đã trực tiếp làm việc với doanh nhân Nguyễn Hồng Lam – Giám đốc công ty, được nghe chia sẻ về tình hình công ty, triết lý kinh doanh, thương hiệu và đặc biệt là mục tiêu của gói giải pháp “Tinh hoa quà Việt”.

Đội chơi cũng trao đổi với công ty về “văn hoá đồng sáng tạo” để đưa ra những ý tưởng giải quyết tình huống đề bài. Cũng trong buổi làm việc này, các bạn thí sinh và DN còn được nghe nhiều ý kiến của các luật sư đến từ Cty luật S&B. Cuối cùng, các thành viên của đoàn còn được đi tham quan xưởng sản xuất của công ty, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất của nhà máy và phòng nghiên cứu phát triển (R&D) của công ty.

Với đề tài "Nghiên cứu và phát triển thương hiệu nhãn hàng nước giải khát Pushmax", đội chơi “Kang-gu-ru” đã có buổi gặp mặt đầu tiên vô cùng sôi nổi với anh Giang Bảo Linh, marketer đại diện cho nhãn hàng nước giải khát Pushmax – Tập đoàn Đại Việt. Những chia sẻ về kinh nghiệm làm việc, những câu chuyện trong quá trình triển khai các sản phẩm...  đã giúp các thí sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về thương hiệu Pushmax cũng như những vấn đề khó khăn còn đang tồn tại xung quanh việc xây dựng chiến lược và phát triển thương hiệu này.

Phía DN nhấn mạnh và hướng các SV phải đặt mình vào vị trí hoạch định chiến lược thương hiệu từ góc độ nhà kinh doanh Pushmax cũng như kết hợp với góc độ từ chính khách hàng, thị trường thực tế để có được cái nhìn tổng quan nhất nhằm tìm được lợi thế, điểm yếu và đưa ra những giải pháp hiệu quả.

Đội chơi thứ tư mang tên “Ipcaholic” cũng đã có cuộc trao đổi trực tiếp với đại diện Cty TNHH Sinh Phú. Đối tượng nghiên cứu vòng 3 của nhóm là mẫu sản phẩm mới của công ty – máy làm sạch đa năng Ozima sử dụng công nghệ plasma, có sự tích hợp ion âm trong máy ozon. Đây là lần đầu tiên Cty Sinh Phú ra mắt một sản phẩm liên quan đến gia dụng, trước đây ngành sản xuất chính của công ty là phục vụ công nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. 

Xuyên suốt buổi trao đổi, các câu hỏi liên tục được các bạn thí sinh đưa ra trao đổi và đều được đại diện phía công ty giải thích cặn kẽ. Công ty muốn Ipcaholic xây dựng thương hiệu Ozima cho Sinh Phú. Và tiêu chí mà công ty đưa ra chính là đưa sản phẩm tới tay NTD bằng con đường ngắn nhất và nhanh nhất, sao cho NTD có thể hưởng đúng giá trị của sản phẩm…

Giang Min

Đọc thêm