Sức sống mới trên vùng sạt lở Trà Leng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần nửa năm sau trận sạt lở đất đá gây ra thảm họa kinh hoàng, với sự giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền địa phương cùng toàn xã hội, người dân Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã gượng dậy ổn định cuộc sống.
Ngôi nhà mới của bà con sạt lở rực rỡ giữa bầu trời xanh.
Ngôi nhà mới của bà con sạt lở rực rỡ giữa bầu trời xanh.

Gượng dậy sau đau thương

Những ngày tháng sáu nắng như đổ lửa, chúng tôi trở lại Trà Leng - nơi diễn ra vụ sạt lở đất kinh hoàng năm trước. Trên con đường đất dốc ngoằn ngoèo, dọc hai bên đường rất nhiều cây đót đang trổ bông và các loại cây rừng khác thi nhau khoe sắc dưới ánh nắng của rừng núi đại ngàn.

Khi tới gần trung tâm xã Trà Leng hiện ra với những ruộng lúa bậc thang, đồi nương sắn, vườn cây quế xanh vươn mình đón nắng. Từ xa thấp thoáng những ngôi nhà cấp 4, với mái tôn đỏ rực giữa thung lũng thu nhỏ… Tất cả tạo nên một diện mạo mới, một bức tranh đổi thay, ấm no của bà con nơi đây.

Con đường vào nóc Ông Đề - Trà Leng rợp sắc xanh cây lá.Con đường vào nóc Ông Đề - Trà Leng rợp sắc xanh cây lá.

Dưới cái nắng gắt gao mùa hạ, anh Nguyễn Ngọc Thà (32 tuổi, trú xã Trà Leng) đang phơi các vỏ quế vừa thu hoạch ở nương rẫy về. Anh Thà phấn khởi cho biết, thời điểm này, bà con ở Trà Leng đang vào mùa thu hoạch vỏ quế và khai thác cây keo bị gãy ngã đổ trong đợt mưa bão năm 2020.

“Gia đình tôi, mấy hôm nay thu hoạch được khoảng 5 tạ vỏ quế khô, trung bình 1kg quế khô bán lại tại chỗ cho thương lái mua khoảng 50.000 đồng. Nhờ vậy, tôi có nguồn thu nhập để lo trang trải cuộc sống cho gia đình mình”, anh Thà cho hay.

Cũng theo anh Thà, trong đợt mưa bão năm trước khiến nền móng ngôi nhà của anh bị sạt lở, sau đó anh cùng người thân trong gia đình khắc phục sửa chữa lại nhà và diện tích đất canh tác nương rẫy gần bờ sông Trà Leng bị bồi lấp đất cũng được anh khôi phục trồng lại được 1 sào lúa.

Anh Thà chia sẻ niềm vui thu hoạch vụ quế.Anh Thà chia sẻ niềm vui thu hoạch vụ quế.

Trong căn nhà cấp 4 còn mới, ông Nguyễn Thanh Sơn (48 tuổi, trú tại thôn nóc Ông Đề, xã Trà Leng) nói: “Gần 5 tháng trải qua trận sạt lở cướp đi người vợ của tôi, tôi đã tạm quên đi nỗi đau này để gượng dậy để làm chỗ dựa vững chắc cho 4 người con, trong đó 2 con đang đi học là Nguyễn Thị Xuân (lớp 12) và Nguyễn Thị Xuân Quyền (lớp 9). Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đến Đảng, nhà nước cùng các cấp chính quyền và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã hỗ trợ giúp đỡ cho gia đình tôi cùng các hộ dân khác ở nóc Ông Đề”.

Ông Sơn tâm sự thêm, mỗi lần ông đi lên nương rẫy, thì ký ức đau buồn lại xuất hiện trong tâm trí ông, vì nơi đây từng xảy ra sạt lở đất đá kinh hoàng cướp đến mạng sống của 22 người và vùi lấp nhiều ngôi nhà, tài sản vào cuối năm 2020 thì ông không thể nào cầm được những giọt nước mắt.

Nhà sinh hoạt cộng đồng của người dân xã Trà Leng.

Nhà sinh hoạt cộng đồng của người dân xã Trà Leng.

Ông nuốt nước mắt nhủ lòng phải đào sâu chôn chặt nỗi đau để sống tiếp nhưng vẫn không thể nào quên được. Ông và những người dân may mắn thoát nạn trong vụ sạt lở phải khép lại quá khử đau thương để hướng về một tương lai tươi sáng.

Nói về dự định trong thời gian tới, ông Sơn cho biết, ông dự định mua cây giống sâm Ngọc Linh đem trồng ở đồi núi cao của xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) nhưng ngặt nỗi tiền đầu tư quá cao.

Nụ cười trở lại sau nhiều đau thương đối với ông Sơn.Nụ cười trở lại sau nhiều đau thương đối với ông Sơn.

Hiện nay cái khó khăn lớn nhất của ông và những người nông dân nơi đây là nguồn vốn, muốn đầu tư trồng trọt hoặc chăn nuôi nhưng không có vốn. Bao nhiêu tiền của dành dụm bấy lâu của họ thì đã mất trắng trong vụ thiên tai. Vườn quế của gia đình cũng bị sạt lở làm gãy đổ hư hỏng hết một nửa, thiệt hại nặng về kinh tế.

Chị Hồ Thị Diều vui mừng trong ngôi nhà mới vừa hoàn thiện.

Chị Hồ Thị Diều vui mừng trong ngôi nhà mới vừa hoàn thiện.

Còn chị Hồ Thị Diều (40 tuổi, trú xã Trà Leng) chia sẻ: “Sạt lở đất đá vào năm 2020 đã cuốn trôi toàn bộ ngôi nhà của gia đình tôi, nhưng rất may tôi và con trai mình đã kịp thời chạy thoát ra ngoài an toàn. Trước sự khó khăn này, tôi được các cấp chính quyền huyện và tỉnh cùng các đơn vị hỗ trợ xây dựng lại ngôi nhà mới ở khu tái định cư.

Đám trẻ tha thẩn chơi bên ruộng lúa đang trổ bông báo hiệu mùa vàng no ấm.

Đám trẻ tha thẩn chơi bên ruộng lúa đang trổ bông báo hiệu mùa vàng no ấm.

Giờ tôi không còn lo sợ cảnh phải sinh sống tạm trong lều nữa; ở khu tái định cư này họ đầu tư đầy đủ từ công trình nhà vệ sinh, nước sạch, điện đường, hệ thống được bê tông;… cơ sở hạ tầng rất đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của bà con. Hiện tại cuộc sống của tôi cũng đã dần ổn định và tôi đi phát rẫy keo thuê cho mọi người nên mỗi ngày cũng kiếm được 100.000 đồng đủ tiền trang trải cuộc sống”.

Qua ghi nhận của phóng viên, hiện nay hầu như các tuyến đường liên thôn, liên xã ở Trà Leng đã cơ bản khắc phục xong các điểm sạt lở nên các phương tiện xe máy, ô tô có thể lưu thông đi lại thuận lợi. Khu tái định cư Trà Leng đã hoàn thiện xây dựng xong 39 ngôi nhà cho người dân bị mất nhà cửa trong đợt sạt lở đất đá.

Bên cạnh đó, hệ thống đường bê tông, điện chiếu sáng dọc trong khu dân cư đang dần hoàn thiện. Đến thời điểm này, đã có rất nhiều hộ dân đã dọn đồ đạc vào sinh sống trong ngôi nhà mới. Ngoài ra, bà con Trà Leng đang cải tạo lại các diện tích đất nương rẫy để trồng sắn hoặc trồng lúa và các cháu học sinh hầu hết đã đi học trở lại, vui chơi, nô đùa dưới sân trường.

Các em trẻ ở xã Trà Leng vui đùa dưới sân mái trường.

Các em trẻ ở xã Trà Leng vui đùa dưới sân mái trường.

Tái thiết sản xuất sau sạt lở

Bà Đỗ Thị Hai, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Trà Leng cho hay: “Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc xã cùng các ngành của xã Trà Leng, lãnh đạo huyện Nam Trà My phối hợp các đơn vị, nhà hảo tâm đến hỗ trợ, trao tặng quà cho người dân bị thiệt hại kịp thời, đúng đối tượng. Nhờ vậy, góp phần giúp đỡ họ sớm vượt quá khó khăn, đồng thời hướng dẫn tuyên truyền cho bà con về cách kỹ thuật trồng cây quế, khôi phục lại diện tích nương rẫy bị bồi đất đá do sạt lở gây ra để họ tái thiết sản xuất trở lại”.

“Mặt trận Tổ quốc xã Trà Leng thường xuyên tuyên truyền cho người dân trong toàn xã về công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Hiện tại, mọi công tác về lấy ý kiến cư tri nơi cư trú đã hoàn thiện xong. Ngoài ra, chúng tôi vẫn duy trì các lực lượng dân quân, công an cùng người dân địa phương tổ chức đi tìm kiếm 12 người dân vẫn còn mất tích trong vụ sạt lở đất đá ở nóc Ông Đề”, bà Hai chia sẻ.

Một góc khu tái định cư cho bà con vùng sạt lở Trà Leng.Một góc khu tái định cư cho bà con vùng sạt lở Trà Leng.

Ông Phạm Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Leng cho biết, từ khi xảy ra sạt lở đất đá đến nay, không chỉ có Trung ương, các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước cùng các nhà hảo tâm;… rất quan tâm giúp đỡ cho những hộ dân gặp nạn. Trong thời gian qua có rất nhiều đoạn từ thiện đã đến nơi đây hỗ trợ bà con, giúp họ khắc phục được những khó khăn trước mắt.

Hiện nay nhà cửa, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân cơ bản đảm bảo. Còn về tái thiết cuộc sống cho người dân nơi đây thì đã hỗ trợ về cây trồng, con vật nuôi;… như loại cây chủ lực của địa phương vẫn là cây quế; khôi phục lại diện tích nương rẫy bồi lấp để trồng lúa, còn diện tích đất nào không thể khôi phục được thì chuyển đổi qua cây trồng khác.

“Hiện nay đã hoàn thành xong 39 ngôi nhà ở khu tái định cư cho 39 hộ dân Trà Leng, với khoảng 200 nhân khẩu bị mất cửa trong vụ sạt lở, lũ ống vào cuối năm 2020. Thời điểm này, bà con đã cơ bản ổn định tâm lý và bắt đầu sản xuất trở lại; hiện tại toàn xã có khoảng 950 ha cây quế, vụ quế năm nay bà con thu trên khoảng hơn 200 tấn quế khô, với giá bán khoảng 70.000 đồng/kg, qua đó doanh thu của người dân bán quế toàn xã được khoảng 14 đến 15 tỷ đồng” - ông Cường nói.

Chia sẻ về thành công của công tác bầu cử, ông Cường cho rằng, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân đi bầu đúng Luật Bầu cử, đúng tiến độ thời gian, HĐND cấp xã Trà Leng, nhiệm kỳ 2021-2026 có 31 người ứng cử, bầu lấy 19 người.

Đọc thêm