"Tam bộ nhất bái" lên chùa Đồng, Yên Tử cầu Phật

Gần 3 tháng sau khi khai hội, chùa Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh vẫn đang đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Khách mọi nơi tới vãn cảnh, lễ chùa, trong đó, có đoàn là người miền Nam gây chú ý với những khách hành hương khác bởi sự thể hiện lòng thành kính bằng cách bước ba bước rồi quỳ xuống vái một vái từ chân núi Yên Tử lên Chùa Đồng...

Gần 3 tháng sau khi khai hội, chùa Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh vẫn đang đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Khách mọi nơi tới vãn cảnh, lễ chùa, trong đó, có đoàn là người miền Nam gây chú ý với những khách hành hương khác bởi sự thể hiện lòng thành kính bằng cách bước ba bước rồi quỳ xuống vái một vái từ chân núi Yên Tử lên Chùa Đồng...

Hình ảnh đoàn người "tam bộ nhất bái" từ dưới chân núi Yên Tử lên Chùa Đồng:

Hơn 20 người cùng thành tâm bước ba bước rồi quỳ xuống vái đi từ chân núi Yên Tử lên chùa Đồng.
Hơn 20 người bước ba bước rồi quỳ xuống vái... Tuy xách ba lô rất nặng nhưng khi được người dân đi đường giúp đỡ thì người phụ nữ này lắc đầu, chỉ vì bà muốn thể hiện lòng thành kính của mình với Phật tổ.
Họ xuất phát từ chân núi Yên Tử từ rất sớm trong trang phục màu nâu của một phật tử để tiến hành chặng đường lên Yên Tử của mình. Chặng đường gian truân lên chùa Đồng kéo dài mấy ngày nên buộc họ phải mang thức ăn theo bên mình.
Họ xuất phát từ chân núi Yên Tử từ rất sớm trong trang phục màu nâu hoặc màu xám. Lên chùa Đồng bằng "tam bộ nhất bái" sẽ mất vài ngày nên họ phải mang thức ăn theo bên mình.
 Nhiều người hành hương khác tò mò là sao họ phải làm thế thì nam thanh niên lý giải
Lý giải về cách hành hương lạ này, nhiều người cho rằng: "Đây là một cách tu, tích đức, thể hiện lòng thành tâm và lòng thành kính của mình".
Đường lên chùa Đồng với độ cao 1068m so với mặt nước biển, với du khách khác leo bộ đã quá mệt, huống hồ vừa đi vừa lạy. Mồ hôi đầm đìa và tỏ ra khá mệt mỏi của nam thanh niên.
Chùa Đồng có độ cao 1.068m so với mặt nước biển, với du khách khác leo bộ đã quá mệt, huống hồ vừa đi vừa lạy. Một thanh niên chưa đi hết đường đã đầm đìa mồ hôi...
Trong đoàn hành hương có cả thanh niên lẫn các cụ già.
Trong đoàn hành hương có cả cụ già và thanh niên. "Thành tâm lên Phật thì sẽ được Phật phù hộ. Việc đi ba bước vái một vái là thể hiện lòng thành kính của mình", nam thanh niên trong đoàn cho biết.
Nam thanh niên tỏ vẻ rất thành tâm, thể hiện khát vọng chinh phục chùa Đồng của mình.
Nam thanh niên tỏ vẻ dồn hết tâm ý vào "tam bộ nhất bái".
Do đường lên chùa toàn đá nên họ phải dùng găng tay để không bị chầy xước.
Do đường lên chùa toàn đá nên có người phải dùng găng tay để không bị chầy xước.
Họ cũng cho rằng đây cũng là dịp để họ được leo núi, và như là một nhịp điệu để họ rèn luyện sức khỏe của mình.
Họ cho rằng đây cũng là dịp để họ được leo núi, rèn luyện sức khỏe của mình.

 Vũ Minh

Đọc thêm