Tăng cường giám sát việc tăng lương tối thiểu

“Phải chủ động giám sát việc điều chỉnh lương cũng như các khoản phụ cấp, trợ cấp khác tại doanh nghiệp (DN), không để xảy ra tình trạng DN thực hiện không đúng, không đầy đủ” - Ông Nguyễn Văn Khải – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM đã chia sẻ với PLVN Online.

“Phải chủ động giám sát việc điều chỉnh lương cũng như các khoản phụ cấp, trợ cấp khác tại doanh nghiệp (DN), không để xảy ra tình trạng DN thực hiện không đúng, không đầy đủ” - Ông Nguyễn Văn Khải – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM đã chia sẻ với PLVN Online.

ông Khải thăm công nhân nhân dịp tết Tân Mão
ông Khải thăm công nhân nhân dịp tết Tân Mão

- Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2012/ NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2013 để điều chỉnh lương tối thiểu, vậy tổ chức Công đoàn TP đã có sự chuẩn bị như thế nào để nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

Theo Nghị định của Chính phủ, TP.HCM thuộc vùng I, mức lương tối thiểu  là 2,35 triệu đồng/tháng. Riêng  huyện Cần Giờ thuộc vùng II, mức lương tối thiểu là 2,1 triệu đồng/tháng. Ngày 10/12, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã ban hành công văn số 304/LĐLĐ/CSPL, chỉ đạo Công đoàn các cấp trong hệ thống tổ chức Công đoàn TP.HCM về việc giám sát  chủ DN điều chỉnh lương tối thiểu vùng bắt đầu thực hiện từ 1/1/2013.

Theo đó, Công đoàn cấp trên cơ sở ngoài việc phối hợp với cơ quan quản lý lao động cùng cấp tập huấn cho Công đoàn cơ sở về nội dung, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Phải chủ động giám sát việc điều chỉnh lương cũng như các khoản phụ cấp, trợ cấp khác tại DN, không để xảy ra tình trạng DN thực hiện không đúng, không đầy đủ.

Ở những DN có đông công nhân thì cử cán bộ nắm tình hình, hướng dẫn Công đoàn cơ sở trong quá trình điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho phù hợp, không để xảy ra tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc đông người.

- Cách thực hiện cụ thể như thế nào, thưa ông?

Liên đoàn Lao động TP đã yêu cầu tất cả hệ thống các cấp Công đoàn, Công đoàn cơ sở… phải lập tức vào cuộc, phải có sự hướng dẫn, trao đổi, thỏa thuận với DN về vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. Chúng tôi chỉ đạo Công đoàn cơ sở khi điều chỉnh lương tối thiểu cần bàn bạc với chủ DN xem xét đến tay nghề của CN để có mức điều chỉnh tiền lương hợp lý giữa người lao động mới được tuyển dụng với người đã làm việc nhiều năm tại DN để đảm bảo công bằng, hợp lý. Sau khi Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã thống nhất với chủ DN về mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì công khai cho người lao động biết, phối hợp với DN điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.

- Một số DN sẽ tìm cách đối phó, “lách” luật… Theo ông cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Chắc chắn sẽ có một số vướng mắc như: Thời gian điều chỉnh lương tối thiểu quá ngắn khi mà Tết đã cận kề phần nào sẽ gây một số khó khăn. Một vấn đề nữa mà các cấp Công đoàn rất lưu ý là Nghị định 103 không nói đến việc khuyến khích các DN chăm lo bữa ăn giữa ca cho công nhân (trong khi trước đó Nghị định 70 có đề cập vấn đề này). Ngoài ra việc các DN sẽ hợp thức hóa thực thi pháp luật bằng cách tăng lương tối thiểu nhưng cắt giảm các khoản phụ cấp khác của công nhân, hoặc cách trả lương giữa người mới tuyển dụng và người có tay nghề lâu năm… Cũng là vấn đề cần giám sát.

- Xin cảm ơn ông!

LS (thực hiện)

Đọc thêm