Tết của người Việt xa xứ

(PLVN) - Người Việt sinh sống, học tập ở nước ngoài không quên hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc với những tình cảm thiêng liêng, ấm áp nhất.

Tết quê hương gói trọn trong nỗi nhớ

Chị Hương Giang (quê Phú Thọ) cùng chồng đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Tính đến 2019 được 4 năm. Đó cũng là số cái Tết chị xa con, xa bố mẹ. Đón năm mới ở nơi đất khách quê người, có lần chị khóc vì nhớ gia đình.

 “Với mình, không đâu bằng Tết ở quê. Hồi ở Việt Nam, mỗi lần Tết đến mình thường cùng mẹ hoặc các chị đi chợ, mua sắm, tận hưởng không khí Tết. Người Việt Nam hay sắm đào, quất, hoa, cây cảnh để trưng bày dịp Tết nhưng ở chỗ mình đang làm người ta không trang trí quá nhiều, Tết đơn giản lắm. Mình cảm thấy không khí Tết ở Đài Loan không náo nhiệt bằng quê mình.” – chị Giang chia sẻ.

Xa quê, chị tập tành gói bánh chưng, làm giò. Nơi chị sống không có lá dong nên chị bó thay bằng lá chuối. 

Vì Đài Loan cũng có Tết âm lịch nên chị được nghỉ làm 4 ngày. Vợ chồng chị thường làm mâm cơm truyền thống Việt Nam, thắp hương vào đêm 30 và mời bạn bè đến ăn.


Cùng mang nỗi nhớ quê như chị Giang, anh Phạm Văn Thịnh (lao động Việt Nam ở Kumamoto, Nhật Bản) đã hai năm đón giao thừa một mình nơi xa xứ. Anh cảm thấy khá buồn khi phải ăn Tết xa quê. Thế nhưng vì mưu sinh mà đành chấp nhận và cố gắng.

Nhật Bản chỉ mừng năm mới theo dương lịch nên anh không được nghỉ vào dịp Tết âm của người Việt. Ở xa trung tâm, anh ít kết nối với cộng đồng người Việt tại Nhật. Vì thế, anh không có dịp tham gia hội họp vào Tết. 

Nếu may mắn Tết Nguyên đán rơi vào cuối tuần thì anh Thịnh có thể đi chơi, giao lưu. Tết rơi vào ngày thường thì đều đi làm. Anh chỉ tranh thủ gọi về cho người thân. Dù lệch múi giờ nhưng anh luôn luôn cố gắng dành thêm thời gian gọi về nhà. Niềm vui hiếm hoi đối với anh có lẽ là những phút giây được nhìn người thân qua chiếc màn hình điện thoại bé tí.

 

Sum vầy cùng đồng hương nơi xứ lạ

Thành phố Erfurt, thủ phủ của tiểu bang Thüringen, Đức là một trong những nơi tập trung đông đúc người Việt. Các hoạt động đón Tết cổ truyền ở đây diễn ra khá rôm rả. Hội người Việt tổ chức chương trình Tết có MC nói về Tết cổ truyền, phát biểu, văn nghệ, ăn uống. Mọi người kết nối với nhau, chia sẻ nỗi nhớ nhà, cho nhau đầm ấm ở trời Tây xa lạ.

Mỗi người một việc, cách nhau xa nhau khoảng 40 – 50 km, nhiều người phải đi làm vào Tết âm nên cộng đồng họp phải họp để chọn ra ngày thích hợp tổ chức tất niên. Ai nấy đều có thể cảm nhận hương vị quê hương qua giọng nói, món ăn, cảm giác đoàn tụ, sum vầy.

Chị Phạm Kim Huế đã sống tại đây lâu năm những lần không thể về Việt Nam ăn Tết, chị luôn chuẩn bị các món. Ăn Việt Nam. Bánh chưng, xôi gà. Mua nguyên liệu tại khu gian hàng châu Á của người Việt Đức. Giá cả có đắt đỏ một chút nhưng chị vẫn quyết định mua để làm các món truyền thống
Chị Phạm Kim Huế đã sống tại đây lâu năm những lần không thể về Việt Nam ăn Tết, chị luôn chuẩn bị các món. Ăn Việt Nam. Bánh chưng, xôi gà. Mua nguyên liệu tại khu gian hàng châu Á của người Việt Đức. Giá cả có đắt đỏ một chút nhưng chị vẫn quyết định mua để làm các món truyền thống

Quỳnh Anh (du học sinh tại Ulsan – Hàn Quốc) từng trải qua Tết âm tại xứ sở kim chi. Tết Trung thu mới là quan trọng nhất trong năm của người Hàn nên Tết âm tại Hàn có phần trầm hơn so với Việt Nam. Các hàng quán đều đóng cửa, ít hoạt động. Mọi người được nghỉ vào dịp này. Người Việt Nam ở Ulsan cố gắng về nhà vào dịp Tết, một số ít ở lại. Tại đây, cô đón Tết cùng hội sinh viên Việt Nam tại Ulsan. Quỳnh Anh tham gia ăn tất niên, đón giao thừa, đi chơi cùng hội và gọi điện cho bố mẹ để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ không khí Tết quê hương.

 

Tết là dịp đoàn tụ gia đình, quây quần, chia sẻ, bỏ cái cũ đón cái mới. Tết thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Dù có ở nơi nào người Việt cũng hướng về nguồn cội, gửi tình yêu quê hương vào trong nỗi nhớ, vào những món ăn truyền thống, trong cả cố gắng và hành động.

Đọc thêm