Tháng 5 trên quê hương Đại tướng

Quảng Bình trong đợt nóng đỉnh điểm, đường về quê Đại tướng ngằn ngặt xanh. Dòng Nhật Lệ sóng sánh, hệt như câu thơ cổ mang màu trận mạc: “Trường giang như kiếm dựng thanh thiên” (Sông dài dựng một lưỡi gươm giữa trời), những cây cầu Quán Hàu, Long Đại gợi nhớ thuở chiến tranh ác liệt năm xưa giờ sừng sững, vững chãi và bình yên soi bóng sông xanh. Ngôi nhà nơi dại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, trong xóm nhỏ bình dị bên bờ Kiến Giang. 

[links()] Quảng Bình trong đợt nóng đỉnh điểm, đường về quê Đại tướng ngằn ngặt xanh. Dòng Nhật Lệ sóng sánh, hệt như câu thơ cổ mang màu trận mạc: “Trường giang như kiếm dựng thanh thiên” (Sông dài dựng một lưỡi gươm giữa trời), những cây cầu Quán Hàu, Long Đại gợi nhớ thuở chiến tranh ác liệt năm xưa giờ sừng sững, vững chãi và bình yên soi bóng sông xanh. Ngôi nhà nơi dại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, trong xóm nhỏ bình dị bên bờ Kiến Giang. 
Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá
Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá
Nhà nhỏ, ba gian hai chái, lợp ngói nhưng mái hiên lợp lá, cửa bức bàn, kiểu điển hình của những ngôi nhà ở làng quê Lệ Thủy mà cho đến nay, nhiều nhà còn giữ được. Tuy nhiên, ngôi nhà của Đại tướng mới được dựng lại trên nền cũ, vào năm 1975, đúng như những gì mà nó từng có và bị phá hủy.
Gian giữa đặt bàn thờ, có ảnh của các cụ thân sinh Đại tướng, bên dưới đặt ảnh của người vợ trước - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái và vợ chồng người em, ông bà Võ Thuần Nho. Trước bàn thờ đặt bộ tràng kỷ tiếp khách, trên vách gỗ trang trọng hai tấm bằng Tổ quốc ghi công: Liệt sĩ Võ Quang Nghiêm - thân phụ của ông và Nguyễn Thị Quang Thái.
Gian bên, kê một cái phản lớn, bên trong, cách một cái rèm tre là chiếc giường kê sát cửa sổ nhìn ra vườn, nơi Đại tướng nghỉ đêm mỗi khi ông về thăm nhà. Gian trong là buồng, kín đáo và ấm cúng, từ đây có lối thông sang nhà bếp, có đủ vật dụng đun nấu của một gia đình nông dân Việt Nam.
Ông Võ Đại Hàm, người cháu gọi Đại tướng bằng ông giờ giữ trọng trách trông coi căn nhà này. Ông ngoài bảy mươi, cao lớn và tráng kiện, kể cho du khách thăm quan những câu chuyện về Đại tướng, giới thiệu các bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đời thường nhưng mang giá trị lịch sử của cuộc đời hoạt động của tướng Giáp và mỗi lần ông về thăm quê.
Một khoảng sân nhỏ, vẫn còn cái bể đựng nước mưa ở một góc. Những cái cây từ vườn nhà của Đại tướng chuyển về đây trồng như vú sữa hay roi, bưởi đã sum suê. Chung quanh mảnh vườn, lối vào nhà, bên cổng là hàng rào cây xanh, tất cả toát lên vẻ bình yên và bình dị của làng quê Việt Nam.
Chỉ vài bước chân ra khỏi cổng, dòng Kiến Giang ăm ắp nước chảy chầm chậm. Người ta đã xây một bến nước ở đây, du khách có thể tháo giầy, theo bậc dẫn xuống sông, vục nước rửa mặt, trò chuyện với dân làng ra đây giặt giũ. Đay cũng là nơi mà cậu bé Giáp sang đò đi học, cũng là bến mà cậu được mẹ đưa đi đò dọc lên huyện học lớp ba, rồi vì nhơ mẹ quá mà nằng nặc đòi về! Bến sông này đã bao lần in dấu chân của cậu trò nhỏ, líu ríu lúc ra đi, hăm hở lúc trở về.
Du khách tới đây, ai đã từng đọc những dòng viết về thời thơ ấu của ông, hẳn sẽ xúc động, muốm tìm lại chốn xưa, vào mùa lũ tháng Bảy năm Tân Hợi, tức ngày 25 tháng 8 năm 1911, trong căn chòi tránh lũ dưới gốc một cây mít cổ thụ trong vườn, cậu bé nối dòng họ Võ ra đời. Rồi đâu là nơi cậu bé chơi trốn tìm với trẻ hàng xóm, bắt chim, hái khế? 
Vào thăm nhà Đại tướng, nhiều người có cảm giác về nhà mình, có lẽ do cảnh vật, nhà cửa, đồ đạc thân quen và bình dị. Không choáng ngợp mà thâm trầm lắng đọng, cảm xúc chầm chậm dâng như một niềm cảm khái: Từ nơi bình dị này một trăm năm trước là nơi sinh ra và trưởng thành của một con người kiệt xuất và sự bình dị đã làm nên vĩ đại, đã đến đây một lần là trở thành ký ức không quên.
Bình Sơn

Đọc thêm