Thầy lang đẩy lùi bệnh ung thư ở chân núi Phja Rác

Bản Kỉnh nằm gần ngọn núi hiểm trở tên Phja Rác thuộc xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, thành phố Cao Bằng. Bản có thầy lang Phùng Văn Khang, tuổi nay ngoại thất tuần với ngót 32 năm bốc thuốc cứu người. Nhờ những bài thuốc đơn giản của ông, nhiều bệnh nhân tưởng đã hết hy vọng khi tiền bạc tiêu tan theo những lần xạ trị, bỗng như được hồi sinh.

Bản Kỉnh nằm gần ngọn núi hiểm trở tên Phja Rác thuộc xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, thành phố Cao Bằng. Bản có thầy lang Phùng Văn Khang, tuổi nay ngoại thất tuần với ngót 32 năm bốc thuốc cứu người. Nhờ những bài thuốc đơn giản của ông, nhiều bệnh nhân tưởng đã hết hy vọng khi tiền bạc tiêu tan theo những lần xạ trị, bỗng như được hồi sinh.

t
Thầy lang Phùng Văn Khang

"Ông ấy mát tay lắm…"

“Ông ấy mát tay lắm, các chú cứ đi theo tôi là đến…”, câu mở lời lơ lớ tiếng kinh của một người đàn ông chăn bò ven quốc lộ 3 khiến chúng tôi vui như mở cờ vì không uổng công hỏi đường suốt nửa ngày trời.

Trong ngôi nhà được đắp bằng đất đỏ, tuênh huếch gió lùa, xung quanh chất đầy thảo mộc, ông Khang ngồi lọt thỏm giữa ba người đàn ông vóc dáng bệ vệ. Những người xúm quanh kia là bệnh nhân ở tận Lạng Sơn.

Trong số những người đến xem bệnh đó anh Nguyễn, hiện công tác trong ngành Công an ở Cao bằng. Cha của anh Nguyễn có chứng bệnh viêm gan từ lâu. Mọi chuyện từ vệ sinh cá nhân đến đi lại ngày càng trở nên khó nhọc. Được người quen mách nước ông Khang khá “mát tay” đối với mấy chứng bệnh này nên anh cầm bệnh án của cha tìm đến cắt thuốc.

Nghe loáng thoáng câu chuyện giữa tôi với mấy người bệnh, mái tóc hoa râm đang cắm cúi thái thuốc của ông Khang ngẩng lên nói với vào “Có bệnh nếu hợp thầy hợp thuốc thì hy vọng là khỏi, ai nói tất cả các bệnh đều chữa khỏi, trường hợp nào cũng khỏi hết đó là nói không thật với cái bụng…”

Nghe những lời chân chất mộc mạc ấy, chúng tôi cảm nhận lời kể của mọi người về ông già bốc thuốc dưới chân núi Phja Rác không phải là sự phóng đại.

Người lính cụ Hồ và cơ duyên với y đạo   

Năm 1966, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, Phùng Văn Khang lên đường nhập ngũ, được điều động vào đơn vị bộ binh thuộc Lữ đoàn 11, phòng Hậu cần B3. “Hơn một năm sau tôi được điều lên Gia Lai chiến đấu, cũng tại nơi đó tôi bị thương nặng ở đầu và bụng, may mà cuối cùng sức khỏe chỉ bị tổn hại 16%, còn có thể ở lại tiếp tục chiến đấu, không bị điều về hậu phương…”, ông Khang nheo mắt trầm ngâm lại những dòng hồi ức thời chiến.

Năm 1971 khi tham gia hỗ trợ nước bạn bên chiến trường Cam-pu-chia chống lại quân Khơme đỏ,  người cựu chiến binh Phùng Văn Khang nhớ lại: Cái thời lấy đất làm giường, quanh năm sống trong rừng núi ấy, bộ đội ta không ai là không bị nhiễm bệnh. Nhẹ thì bị mẩn ngứa ngoài da, chướng bụng… do không hợp thủy thổ, nặng thì bị sốt rét “vật”.

Giai đoạn ấy có một ông lương y ở tỉnh Stoeng-Trêng, tên là Hoàng Tiến Sình, người gốc Hoa tình nguyện đến chữa bệnh cho anh em đơn vị. Do làm phòng hậu cần, ông Khang được tiếp xúc thường xuyên với lương y Sình. Chỉ bằng những lá, rễ, thân cây hái trên rừng đem về xao lên, đắp, bôi, sắc uống mà ông Sình đã chữa khỏi nhiều bệnh “mãn tính” của "cánh lính".

Cứ mỗi chiều khi trời chạng vạng tối ông Khang lại được giao nhiệm vụ đi lên núi tìm cây thuốc cùng thầy Sình. Mỗi lần có dịp theo thầy hái lá thuốc, ông đều ghi chép tỉ mỉ, cố nhớ cách làm, cách dùng thuốc đối với từng loại bệnh.

 “Tôi quý bộ đội, tôi sẽ dạy bộ đội cách bốc thuốc chữa bệnh nhưng lúc nào cũng phải nhớ là đặt việc cứu người lên hàng đầu”, người cựu chiến binh Phùng Văn Khang đôi mắt đỏ hoe nhớ lại lời thầy dặn trước khi truyền nghề.

Làm nghề chỉ vì chữ “Tâm”

Xem qua sổ sách ghi chép chữa bệnh của ông chỉ trong hai năm gần đây đã có đến hàng nghìn lượt người. Trong đó, không ít bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như: Xơ gan cổ chướng, suy tim, dạ dày…

Chỉ tay vào cuốn sổ ghi dày đặc những tên người ông khang nói: “Tất cả các trường hợp đến khám chữa tôi đều ghi cụ thể ngày, giờ, tên bệnh. Những trường hợp nghèo, không có tiền, bệnh lạ lần đầu gặp tôi đều lấy bút đánh dấu.

Anh xem tôi nói có sách mách có chứng chứ không tầm phào, anh Huỳnh chi cục Hải quan tận Cà Mau, có vợ bị bệnh tim, từng phải đưa sang Nhật Bản điều trị mà không khỏi, đến tôi bốc thử 8 thang thuốc về uống hiện giờ sống khỏe. Nhà bà này bị ung thư dạ dày đã di căn,  tôi cho thuốc và sống khỏe bà ấy cho con đến tận nhà cảm ơn, tôi bảo với con bà ấy rằng bây giờ tôi đã biết mặt bà đâu, con cháu bà mang bệnh án đến thì tôi chữa thôi…”.

Bà
Bà Vương Thị Sơn mắc căn bệnh ung thư cổ vòm đã hơn 10 năm nay, cổ bị sưng to, sau hơn một năm được ông Khang chữa trị nay đã thuyên giảm, cổ bớt sưng.

Để xác thực hơn câu chuyện chúng tôi có tìm đến một bệnh nhân tên Vương Thị Sơn, mắc bệnh ung thư vòm họng có tên trong cuốn sổ ghi chép của ông Khang.

Bà Vương Thị Sơn năm nay cũng đã ngoài 50 tuổi, nhà ở huyện Hòa An (Cao Bằng). Căn bệnh ung thư cổ vòm của bà phát tác đã ngót chục năm nay nhưng chừng ấy năm quăng quật cũng đủ làm cả gia đình bà lâm cảnh khánh kiệt điêu đứng.

Lúc mới phát bệnh thân thể bà cứ như bị rút hết sinh lực, ăn không ăn được, ngủ chẳng trọn giấc. Cứ thế bà ngày một teo tóp, khối u nơi vòm họng lại ngày một to. Ở đâu có thầy giỏi, thuốc tốt là bà lại tìm đến. Vào tận Đà Nẵng để xạ trị nhưng chi phí đắt đỏ nơi ấy không phù hợp với những người nghèo như bà Sơn.

Được đôi lần xạ trị là bao nhiêu đất cát vườn tược đều bán cả. Không có tiền để chữa bệnh tiếp Vương Thị Sơn đành quay về Hòa An nằm ngày chờ chết.

Giờ đây, sau hơn một năm kiên trì uống thuốc của ông Khang, bà Sơn đã thấy đỡ, ít bị ù tai và ho khạc. Khối u cũng dần teo lại.

Bà Sơn cười nói: “Tuy không thể chữa khỏi triệt để căn bệnh ung thư quái ác này nhưng bệnh cũng đã đỡ đi nhiều, nó cũng không quật tôi chết đi sống lại nữa. Quan trọng là uống thuốc này không phải chịu cảnh đau đớn, mất sức như đi trị xạ. Sống được thêm ngày nào thì mừng ngày ấy. Ở nơi vùng núi xa xôi hẻo lánh này có được một lương y như ông Khang thì quả thật là một điều quý…”.

Cùng chung nỗi trăn trở vì không thể chữa được dứt điểm căn bệnh ung thư cho bệnh nhân của mình ông Khang bộc bạch: “Ung thư cũng có nhiều loại, tôi cũng đã chữa trị được vài ca, riêng về gan hay bệnh ngoài da thì đảm bảo khỏi nhiều hơn. Ung thư mới mắc bệnh thì còn dễ chữa cho khỏi hẳn chứ nặng hơn nhiều khi chỉ có thể kéo dài được thời gian sống…”.

"Sau khi ông xem bệnh cho người ta khỏi thì họ có báo đáp lại ông nhiều không?", tôi hỏi. Cười một tràng sảng khoái ông Khang đáp: “Nếu tôi lấy tiền như người ta thì giờ cả gia đình tôi đã không phải chịu cảnh sống trong căn nhà lụp xụp này. Đấy, cái nhà bà Sơn đấy, ngày rằm, ngày tết đều mang một con gà hoặc vịt đến cúng tổ tiên. Ai có lòng thì tôi chỉ cần vậy thôi”.

Đình Luyện - Lưu Vĩnh

Đọc thêm