Thị trường điện máy lao đao

 Theo giám đốc một Trung tâm điện máy tại TP HCM, lợi nhuận của các Trung tâm điện máy một năm qua giảm ít nhất 50%. Khó khăn về kinh tế cùng một số phản ứng từ người tiêu dùng đã khiến ngành hàng “béo bở” này lao đao. Làm gì để “vượt khó” là bài toán lớn cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành...
Theo giám đốc một Trung tâm điện máy tại TPHCM, lợi nhuận của các Trung tâm điện máy một năm qua giảm ít nhất 50%. Khó khăn về kinh tế cùng một số phản ứng từ người tiêu dùng đã khiến ngành hàng “béo bở” này lao đao. Làm gì để “vượt khó” là bài toán lớn cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành...
Nhiều “chiêu” khuyến mãi của các “đại gia” điện máy TPHCM

Thi nhau "sập tiệm"

Hơn một năm nay, tình trạng đìu hiu, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng diễn ra tại hầu hết các trung tâm điện máy và như một tất yếu, thời điểm giữa năm, người tiêu dùng chứng kiến hàng loạt cuộc phá sản, đóng cửa của các Trung tâm điện máy vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Nổi đình nổi đám nhất có lẽ là chuỗi các Trung tâm điện máy nằm trên đường quang Trung, Gò Vấp “dẹp tiệm” chỉ trong một thời gian ngắn, trong đó nhiều Trung tâm từng rất ăn nên làm ra với nhiều chi nhánh như Hoàng Linh, Lộc Lê…

Âm thầm hơn và ít người để ý đến là loạt các Trung tâm điện máy, điện gia dụng nằm trên đường Võ Văn Ngân, Thủ Đức. Nếu như khoảng đầu năm 2011, vẫn còn khoảng 6 trung tâm điện máy nằm tập trung trên con đường này, khu vực chợ Thủ Đức thì đến tháng 7/2011 chỉ còn vẻn vẹn… một trung tâm tồn tại trong tình trạng “ngắc ngư”.

Nhưng có lẽ gây “sốc” nhất vẫn là sự cố Trung tâm điện máy Wonder Buy tuyên bố phá sản với số thua lỗ đến 52 tỉ đồng, nợ đối tác 21 tỉ và khách hàng… chưa thống kê hết. Nhiều người còn nhớ sự xuất hiện của Wonder Buy tại thị trường điện máy TP vào tháng 6/2010, tọa lạc tại một trong những mặt bằng “đắc địa” là đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, vốn đầu tư hàng trăm tỉ và nhiều chiến dịch khuyến mãi lớn…

Lý giải về sự phá sản của Wonder Buy, giám đốc một trung tâm Điện máy thuộc hàng “top” cho rằng, Wonder Buy đã chọn không đúng thời điểm để gia nhập thị trường. Cùng với gánh nặng mặt bằng (12 ngàn USD/tháng) thì doanh thu của Wonder Buy phải gấp 10 l ần doanh thu trung bình mà siêu thị này đạt được trong những ngày hoạt động thì mới mong cầm cự được. Vị giám đốc này cũng cho biết, ông đã cân nhắc việc mua lại Wonder Buy nhưng thấy không khả thi nên thôi.

Bài học của Wonder Buy cùng với sự phá sản của hàng loạt các trung tâm điện máy vừa và nhỏ là một cú đánh động thị trường, khiến nhiều trung tâm nhỏ “lo ngay ngáy”. Giàm

“Đại gia” tung chiêu

Nhằm “cứu vãn tình thế”, thời điểm hiện tại, rất nhiều đại gia trong ngành điện máy đã lên những chiến dịch lớn nhằm “tranh thủ” thị phần, kéo lại doanh thu. Khuyến mãi “khủng” có lẽ là chiêu thức quen thuộc nhất của các trung tâm điện máy. hệ thống Chợ Lớn “trung thành” với những sản phẩm giá ở tầm trung, vừa tầm với người thu nhập thập và liên tục tung ra các đợt giảm giá mà sản phẩm thấp nhất có khi chỉ… vài ngàn.

Ngay trong tháng khuyến mãi của TP, Chợ Lớn đã tung đợt “Khuyến mãi lớn” trong vòng bảy ngày với nhiều sản phẩm giá thấp và số lượmg có hạn. Điện máy Thiên Hòa tiếp tục con số “49%” truyền thống và tiếp tục là nhà tài trợ chính cho tháng khuyến mãi của TP, nhưng năm nay, Thiên Hòa cho biết đã đẩy lớn quy mô khuyến mãi với trị giá 10 tỉ đồng và hàng loạt chương trình trưng bày bán giảm giá sản phẩm cũ, sử dụng thử sản phẩm mới… ông Nguyễn Minh Thư, Phó Tổng giám đốc Thiên Hòa cũng tiết lộ, chương trình này, các năm trước với quy mô nhỏ hơn nhưng luôn mang lại cho hệ thống siêu thi này doanh thu lớn, thậm chí còn “ăn đứt” cả doanh thu tháng Tết, cứu vãn đáng kể doanh số hàng năm của Thiên Hòa.

Một số trung tâm điện máy vừa và nhỏ nhưng khá có tiếng và lâu năm trên địa bàn TP như Trần Thế, Hoàng Trọng Trinh… cũng tung rất nhiều đợt khuyến mãi mà giá cả có vẻ còn thấp hơn cà các siêu thị điện máy lơn. Một trong số các trung tâm này còn tung biển quảng cáo: “Bảo đảm giá thấp hơn nhiều so với các siêu thị điện máy lớn”.

Tuy nhiên, khuyến mãi có vẻ chỉ là “gỉai pháp tức thời” cho doanh số. Ở chiến lược bề dài, một số “đại gia” hàng đầu ngành điện máy TP đã có những động thái mở rộng thị phần. Vào đầu năm 2011, Nguyễn Kim đã chính thức khai trương siêu thị điện máy quy mô lớn tại khu vực trung tâm Thủ Đức, nhằm “thâu tóm” lượng khách hàng khá lớn ở khu vực này và các vùng lân cận. Kéo theo sự xuất hiện của Nguyễn Kim là lượng khách hàng lớn “bỏ” thói quen mua tại các cửa hàng nhỏ lẻ, dẫn đến sự đóng cửa hàng loạt của các cửa hàng, trung tâm nhỏ.

Về phía Thiên Hòa, lãnh đạo Trung tâm này cho biết, thời gian sắp tới sẽ hoàn tất việc ra mắt một trung tâm điện máy quy mô được coi là lớn nhất nước tại trung tâm tỉnh Bình Dương. Có lẽ đây là thông tin đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp điện máy vừa và nhỏ của Bình Dương vì khó có khả năng “chọi” với đại gia về lượng phong phong phú của mặt hàng, chế độ khuyến mãi, hậu mãi…

Một “ông lớn” khác cũng vừa tham gia thị trường điện máy trong nằm 2011 là hệ thống Thế giới di động, mở rộng thêm với Thế giới điện máy. Tận dụng ưu thê1 thương hiệu sẵn có ở mặt hàng điện thoại di động, hệ thống này hiện đang “tranh thủ” thị phần ở các tỉnh và bước đầu gặt hái nhiều kết quả tốt.

Có thể thấy, ngay cả trong cuộc khủng hoảng, không phải là không tạo ra những cơ hội. Nhưng “cơ hội” có phần nghiêng về các ông lớn, và sóng gió của ngành điện máy TP biết đâu lại là dịp để “ông lớn” có thể “loại trực tiếp” nhiều “con cá” nhỏ và các đối thủ cạnh tranh đang manh nha.

Ngọc Mai

Đọc thêm