Thực hư chuyện người đàn bà quê lúa khoe là "tỷ phú đô"

Theo một số người dân địa phương, thời gian gần đây, bà Lâm Thị Y (SN 1956, ở thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) luôn khoe với nhiều người rằng, bà đang sở hữu một lượng lớn tiền đô la Mỹ - con số lên đến hàng trăm tỷ.

Theo một số người dân địa phương, thời gian gần đây, bà Lâm Thị Y (SN 1956, ở thôn Việt Cường, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) luôn khoe với nhiều người rằng, bà đang sở hữu một lượng lớn tiền đô la Mỹ - con số lên đến hàng trăm tỷ.

Có người nói, trước đây bà Y tự đào bới nền nhà mình, tìm được quả cau, lá trầu rồi sau đó tìm được ngọc. Từ ngày tìm được ngọc, người ta thấy bà Y có những biểu hiện “lạ”. Những biểu hiện “lạ” đó thường có ở những người bị bệnh rối loạn thần kinh.

Là người làm ăn, ông H có nhu cầu vay vốn ở bên ngoài. Như để khẳng định, đi vay “nóng” chỉ là cái sự nhỡ nhàng, ông H khoe, người bạn tên Y có “kho báu” tiền Mỹ rất lớn. Thế nhưng, tự nhiên, ông ta “than thở” về  “kho báu” tiền Mỹ của bà Y, điều đó chẳng đơn giản chút nào. Người ta tìm ra, trong sự “than thở” ấy chứa đựng sự toan tính được – mất. Đó là ông V.V.H (SN 1950), ở X.L, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.
 

1
Người đàn ông “môi giới” (bên trái) say sưa kể chuyện về “kho báu” tiền Mỹ.

Chưa “môi giới” xong đã bỏ đi “biệt tích”

Ông H kể: Người bạn Y sẵn sàng cho ông “mượn” “kho báu” tiền Mỹ để thế chấp vay tiền Việt. Có nhiều người nước ngoài tìm đến hỏi mua, thậm chí đặt cọc tiền rất nhiều nhưng bà Y không bán. Bà Y nhờ ông đi hỏi xem, bán bao nhiêu thì được giá, bán bao nhiêu thì không bị hớ.

Đặc biệt, ông H nhấn mạnh, bà Y nhờ hỏi xem, nếu bán thì có vi phạm gì không? Tiền Mỹ đó có phải đem nộp cho Nhà nước không? Nếu bán cho người nước ngoài, bị phát hiện, có bị tù tội gì không? Tóm lại, những câu hỏi của ông H chỉ xoay quanh sự tính toán, được – mất; nên công khai bán hay âm thầm bán và nếu không bán, cứ giữ nó bên cạnh người, liệu có bị tịch thu, có phạm pháp không? Ngoài ra, ông H còn “nhờ vả” chúng tôi tìm “mối” bán “kho báu” và sẵn sàng chi phần trăm hậu hĩnh, nếu bán được “kho báu” tiền Mỹ trót lọt.

Ông H không kể với chúng tôi, ông có mối quan hệ bạn bè như thế nào với bà Y để “đủ sức nặng” mà bà nhờ ông tìm hiểu giúp?. Qua cách giới thiệu “rào trước, đón sau” về “kho báu” tiền Mỹ của bà Y, chúng tôi hiểu rằng, hình như giữa họ có sự ràng buộc nhất định nào đó mang mầu sắc của sự hệ trọng, pha lẫn sự sợ sệt rất khó hiểu.

Ông H kể rất nhỏ giọt về “kho báu” của bà Y. Trong lời kể của ông, chứa đựng rất nhiều từ “hình như” đầy ẩn ý. Ông H nhờ chúng tôi tìm mối hỏi và mua bán tiền Mỹ ấy. Có một điều đáng chú ý là, để chứng minh lời mình nói là đúng, ông H đưa chúng tôi tờ đơn trình bày của bà Y về việc đang là chủ nhân của những thùng sắt tiền Mỹ. Đồng thời, ông H cũng cho chúng tôi xem bản ảnh scan của những đồng tiền Mỹ có seri từ năm 1928.

Giữa ông H và người quen của chúng tôi chưa “thỏa thuận” xong chuyện làm ăn, vay mượn thì một người đồng nghiệp của chúng tôi đến gặp mặt. Theo đúng lời “nhờ vả” của ông H, người đồng nghiệp của chúng tôi đã hỏi được một số thông tin về những tờ mệnh giá tiền Mỹ mà trước đó ông H cung cấp. Người đồng nghiệp của chúng tôi đến, chưa nói chuyện được câu nào, chỉ vừa nhìn thấy, ông H đã đứng dậy, bỏ đi thật nhanh như thể sợ bị người khác bắt gặp chuyện làm mờ ám của mình. Từ đó, ông H không liên lạc, không giải thích và đặc biệt là không quay lại “mượn” tiền người quen của chúng tôi nữa.
 

2
Đây là hình 1 tờ tiền Mỹ, ông H khẳng định là có trong “kho báu” của bà Y


“Kho báu” chỉ dùng để mua thiên thạch?!

Theo ông H, bà Y còn kể rằng, rất nhiều người nước ngoài đã tìm về Thái Bình, gặp bà Y và đặt vấn đề hỏi mua số tiền Mỹ bà đang sở hữu. Trong đó, có khách người Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… thậm chí cả Ấn Độ, Pakistan và người vùng Trung Đông. Họ trả giá rất khác nhau nhưng bà Y chưa dám bán vì sợ nhiều thứ. Chúng tôi thấy bất ngờ trước thông tin ông H đưa ra.

Tiến sỹ luật học Trần Đình Triển: Thông tin hoang đường, tờ tiền đó chỉ có giá trị kỷ niệm.

Trao đổi với Tiến sỹ Luật học Trần Đình Triển, người có nhiều năm phụ trách mảng pháp chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng tôi được biết: Tiền Mỹ, “kho báu” mà bà Y đang giữ không có giá trị thanh toán, lưu hành.

Nó chỉ là tờ tiền có giá trị kỷ niệm, cho – tặng nhau mà thôi. Bà Y cũng không có nghĩa vụ phải báo cáo với cơ quan Nhà nước về chuyện đã lưu giữ những tờ tiền đó. Nếu nói, nó dùng để mua thiên thạch là chuyện đồn thổi để trục lợi.

Ông H đã chứng minh bằng cách, cho chúng tôi đi theo đến địa chỉ người Trung Quốc hỏi mua “kho báu” tiền Mỹ, ở Hà Nội.

Song, tới cửa, ông H không cho chúng tôi vào cùng để chứng kiến giao dịch mà yêu cầu chúng tôi đứng ở ngoài với lý do: “Biết đến thế là được rồi. Làm ăn phải bí mật tuyệt đối mới thu được lợi nhuận cao”. Hình như giao dịch chưa thành công nên sau đó, ông H rất hay gọi điện thoại cho chúng tôi, hỏi: “Tìm được mối bán chưa? Giá bao nhiêu?”.

Trong lần tiếp xúc gần đây nhất, ông H đưa thông tin, “kho báu” tiền Mỹ của bà Y có giá trị lớn, được nhiều người nước ngoài săn đón, tìm mua vì nó là tiền mệnh giá duy nhất để giao dịch, mua – bán những mảnh thiên thạch rơi xuống trái đất. Những mảnh thiên thạch đó là nguyên liệu làm vũ khí nguyên tử. Và, theo ông H, đó là lý do ông ta úp mở, này kia giá trị thực của “kho báu”. Ông ta sợ Nhà nước thu “kho báu” của bà Y thì bà ta sẽ không thực hiện được lời hứa với người chồng quá cố là dùng nó để lo lắng tương lai cho các con.

Chưa dừng ở đó, ông H kể tiếp: “Cách đây chừng một tháng, chính tôi đã tận tay cầm tập tiền đó. Nó khác và lạ lắm, kể từ cái đai bảo hiểm của tập tiền. Cũng gần giống như tập tiền Việt Nam mới lấy từ ngân hàng, nhưng phía trên tập tiền này có những tờ có màu sắc khác nhau. Có tập thì có 6 tờ, tập thì có 8 tờ, tuỳ theo mệnh giá của từng tập. Tôi đã hỏi một số người có kinh nghiệm, chuyên sưu tầm tiền Mỹ thì được biết, đó gọi là tờ "bon" (lời ông H - PV) – tức gọi là tờ bảo lãnh”.

Ông H giải thích: “Trong 1 tập tiền thường thì có một nửa số tờ "bon" là tờ "bảo lãnh khô", nửa số còn lại gọi là tờ "bảo lãnh ướt". Khi chúng tôi hỏi, “bảo lãnh khô” và “bảo lãnh ướt” là như thế nào, khác nhau ra sao thì ông H không giải thích, mà bảo: “Các cậu chỉ nên nghe và biết thế thôi. Tiền để mua thiên thạch không đơn giản đâu. Biết nhiều có thể là hoạ sát thân hoặc không cũng bị những mảnh thiên thạch ám vào cuộc đời đấy”.

Nghe ông H nói đầy vẻ nhuốm màu của dị đoan, hoang đường. Chưa dừng lại ở đó, ông H còn đưa ra thông tin hoả mù rằng: “Bà Y có nhiều tập tiền Mỹ và nhiều mệnh giá khác nhau. Ai đã được cầm, sờ vào tập tiền ấy đều có cảm nhận khác lạ về mọi thứ trên đời”.

Khởi nguồn câu chuyện 100 triệu USD từ  “kho báu tiền Mỹ”

Ông H tâm sự "nhỏ giọt" rằng: Ông quen bà Y một cách tình cờ. Bà Y kể chuyện đang là chủ sở hữu của 50 tập tiền Mỹ, tương đương 5.000 tờ, dạng tiền USD có mệnh giá 100.000.000 USD (Một trăm triệu đô la Mỹ), seri sản xuất năm 1928. Bà Y có số tiền này và lưu giữ được đến ngày nay là cả một câu chuyện “cổ tích, thần kỳ”.

Chồng bà Y là bộ đội tham gia giải phóng miền Nam năm 1975. Bà Y nói rằng, chồng mình vào tận sào huyệt của ngụy quyền Sài Gòn, dinh thự của tướng ngụy, có rất nhiều đồ đạc còn lại. Những vị tướng ngụy này chỉ kịp bỏ chạy lấy người trước khi quân đội tiến vào giải phóng. Chồng bà Y đã mang về được 2 hòm tiền Mỹ như vậy.

Trước khi mất, chồng bà Y đã nói với bà Y rằng, trong quá trình nuôi con, nếu thiếu thốn thì bán, đổi ra tiền Việt mà lo lắng cho cuộc sống của gia đình. Bà Y đã giữ đúng lời hứa với chồng, đến tận bây giờ mới tìm mối để đổi lấy một khoản tiền nuôi con.

Thực ra chuyện ông chồng bà Y vào “hôi” của, chỉ là câu chuyện nhảm nhí, những ngày đó bộ đội ta với kỷ luật chiến trường rất nghiêm, “không tơ hào cái kim sợi chỉ của dân” làm sao có chuyện vào nhà tướng của chế độ cũ mà lấy đồ được.

Theo Người đưa tin

Đọc thêm