Chia sẻ với PLVN Online về hiện tượng giới trẻ đua nhau khoe ảnh chụp tại nơi tôn nghiêm với tư thế vô ý thức PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc viện Khoa học và phát triển xã hội Việt Nam cho rằng: một bộ phận giới trẻ đang xuống cấp, thiếu giáo dục, thiếu kỹ năng sống, thiếu sự học hỏi ở trong đời sống xã hội về cung cách ứng xử.
Vậy ông có đồng ý với ý kiến cho rằng bộ phận giới trẻ đó đang thiếu nhận thức cũng như kiến thức?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Rõ ràng là cũng có những trường hợp hồn nhiên không nghĩ rằng là cái việc đó là nguy hiểm, nó phản ánh cái gì. Ví dụ như ngồi lên mộ tổ hay là những việc khác có tính chất mà người ta nói "Cản mũi kỳ đà" có xu hướng tầm thường hóa, xóa bỏ tính chất trang nghiêm của những biểu tượng mà đáng lẽ cần được trang trọng. Vấn đề đấy cái kiến thức mỏng, thái độ sống trong xã hội, chỉ cần cái trước mắt, không tính đến cái lâu dài, không tôn trọng các giá trị truyền thống xưa cũ từ xưa cho đến tận bây giờ.
Bộ phận giới trẻ đó khi bị cộng đồng xã hội lên án mạnh thì họ mới ý thức được việc mình làm là sai. Ông nghĩ sao về việc này?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Khi mà bị "ném đá" cho thấy đó là do kiến thức mỏng, đã không lường trước được những khó khăn, cũng như không lường trước được các cung bậc của sự phát triển, xét cho cùng thì đó là do sự thiếu hiểu biết về văn hóa.
|
PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Viện khoa học và phát triển xã hội Việt Nam |
Điều đó tức là ông cho rằng phải trang bị kiến thức cho toàn giới trẻ?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Đúng, cần phải trang bị kiến thức, nhưng vậy mà đại đa số thanh niên hiện nay không phải là ham học, chỉ là một bộ phận chăm học thôi, chứ không phải tuyệt đại đa số. Đây là một câu chuyện nhãn tiền của một quá trình phát triển vừa qua mà các gia đình, đã vì mục đích kinh tế mà quên đi giáo dục con trẻ, lãng quên đi chức năng giáo dục.
Giới trẻ đang bộc phát và muốn thể hiện mình
Theo ông, có phải giới trẻ chụp các kiểu ảnh vô ý thức đó là để thể hiện mình, để được nhiều người biết đến?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Giới trẻ rất muốn khẳng định mình, muốn được nêu tên tuổi kể cả lệch chuẩn, cứ được nêu tên tuổi là oách. Giới trẻ thích bộc phát, thích mọi người biết mình, thích khẳng định mình, trong những cách khẳng định mình, thì cách nào dễ hơn thì giới trẻ đó làm trước.
Liên tiếp xảy ra những việc chụp ảnh phản cảm như vậy, xã hội phản ứng mạnh như vậy, nhưng vẫn tái diễn, phải chăng một số bộ phận giới trẻ đang xuống cấp?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Cũng có thể dùng từ một bộ phận giới trẻ đang xuống cấp. Hoặc là xuống cấp nếu như đã từng được giáo dục rồi, hoặc là người ta còn mông muội sơ khai, bởi vì các mẹ cũng không trang bị kiến thức cho con cái, không rèn dũa nó thường xuyên. Đó là lý do từ phía gia đình. Mặt khác xét về một góc độ nào đấy thì là do xã hội, vì thế mà xã hội hiện nay phải đặt ra vấn đề là phải giải quyết sự việc trên.
Biện pháp ngặn chặn vấn đề này của bộ phận giới trẻ đó, ngoài việc giáo dục từ gia đình thì theo ông còn cần có những giải pháp nào?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Các cấp quản lý chăm lo coi trọng hơn, đến các gia đình, để làm sao một xã hội nó đồng thuận, thực thi dân chủ, lành mạnh hóa xã hội, để mọi người không phải sống trong một bầu không khí ngột ngạt bởi các áp lực khó khăn, bởi nhiều quan hệ trục trặc trong xã hội. Giảm thiểu đi những khó khăn, mà chúng ta cũng đã làm được rất nhiều việc như an sinh xã hội, nhiều chương trình cho nông thôn như vay vốn, lục lạc vàng,...
Hỗ trợ các gia đình khó khăn. Đó là những nỗ lực và tích cực rất đáng trân trọng, bên cạnh đó hoạt động của các gia đình là phải gắn kết yêu thương, phải khôi phục lại các chức năng bị bào mòn, nâng cao vị thế của gia đình thông qua việc tăng gia sản xuất.
Giới trẻ cần ý thức đầy đủ để ứng xử đúng
Theo ông thì yếu tố nào quyết định hàng đầu đến hành vi của giới trẻ?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Nền giáo dục là hàng đầu, và cái quyết định là kinh tế chính trị, còn giáo dục gia đình tôi cho rằng là cái môi trường, bức tranh về gia đình là cũng rất quan trọng, bởi đó là gia đình là bức tranh từ khi con người ta lọt lòng.
Ông muốn nhắn nhủ gì tới những giới trẻ đã vi phạm và những giới trẻ chưa từng vi phạm?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Giới trẻ đã vi phạm, cái việc vi phạm đã khó làm, nhưng một khi con người ta vi phạm rồi thì thực chất trở nên dễ làm, những cái hình phạt cho những người tái vi phạm ấy luôn luôn cao hơn. Thứ hai chúng ta đã được sự trừng phạt từ sự ghẻ lạnh của xã hội , sự lên án của cộng đồng thì chúng ta nên tránh, quay về con đường lương thiện.
Đối với những giới trẻ chưa vi phạm thì cần ý thức đầy đủ cái vị trí, cái vai trò quan trọng cho mỗi thành viên xã hội đến mức nào để chọn hình thức ứng xử cho phù hợp.
Cảm ơn ông rất nhiều về cuộc trò chuyện!
Năm 2012 “trào lưu” chụp ảnh ngồi trên đầu rùa của một số giới trẻ đã khiến cộng đồng sửng sốt, bức xúc. Nhưng dường như sự lên tiếng của cộng đồng vẫn chưa đủ để giới trẻ ngộ ra sự sai lầm của mình, năm 2013 chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm, liên tiếp một số giới trẻ đã khiến cư dân mạng choáng váng với những hành động vô ý thức của họ. Vào hồi tháng 1, cư dân mạng đã rất bức xúc, khi một thiếu nữ gương mặt xinh xắn, ngồi lên mộ của liệt sĩ để chụp ảnh. Ngày 28/2 cộng đồng mạng lại "dậy sóng" trước hành vi thiếu ý thức của một nam thân niên cởi trần ngồi chệm chuệ với gương mặt đắc chí trên mộ tổ, phía trước là một bát hương và đồ thờ cúng. Ngày 4/3 xuất hiện trên một fanpage ở mạng facebook hình ảnh một nam thanh niên ngồi lên tượng Phật, trong bức ảnh, nam thanh niên ngồi khoanh chân trên bức tượng Phật, chắp hai tay với vẻ mặt tỏ ra ra mình là phật. Ngày 18/3 cư dân mạng bất ngờ nhận được một chùm ảnh của một sinh viên tên Lực trường CĐ Truyền hình ngồi lên tượng đài Lý Thái Tổ, Máy bay trong bảo tàng. Ngày 20/3 trên các trang mạng lại có thêm một hình ảnh một nam thanh niên ngồi lên mộ tổ, chàng trai khá hồn nhiên leo vào chính giữa khu mộ bề thế, ngồi xổm và ra dấu "number one" như một chiến tích. |
Vũ Minh (thực hiện)