Tiền tỉ trôi qua nước....cống, Hà Nội vẫn sống chung với ngập lụt

Theo dự kiến thì khoảng cuối năm 2014 dự án thoát nước Hà Nội pha 2 sẽ hoàn thành.  Đây là dự án do JICA tài trợ với tổng số tiền lên đến 32 tỷ Yên. Tuy nhiên, hiện nay khi công tác giải ngân đã đạt khoảng 1/3 nhưng mỗi khi mùa mưa đến, người Hà Nội vẫn phải chuẩn bị  tinh thần “sống chung với ngập  lụt”.

Theo dự kiến thì khoảng cuối năm 2014 dự án thoát nước Hà Nội pha 2 sẽ hoàn thành.  Đây là dự án do JICA tài trợ với tổng số tiền lên đến 32 tỷ Yên. Tuy nhiên, hiện nay khi công tác giải ngân đã đạt khoảng 1/3 nhưng mỗi khi mùa mưa đến, người Hà Nội vẫn phải chuẩn bị  tinh thần “sống chung với ngập  lụt”.

Phố lại hóa thành sông sau mỗi cơn mưa lớn
Phố lại hóa thành sông sau mỗi cơn mưa lớn

Tiền tỷ chi nhiều rồi sao vẫn ngập?

Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội - ông Nguyễn Lê  cho biết: Nếu mưa vừa khoảng 50 mm, cơ bản không có điểm úng ngập trên các trục chính, chỉ ngập ở một số khu vực trũng. Khi lượng mưa từ 100 mm trở lên sẽ có 21 điểm nguy cơ bị úng ngập cao trong nội thành. Nói thì nói vậy nhưng trên thực tế, chuyện ngập úng ở thủ đô không thể tính trên đầu ngón tay mà theo quan sát, sau mỗi trận mưa lớn, rất nhiều tuyến phố của Thủ đô lại bị ngập sâu trong nước, nhiều điểm ngập sâu tới gần đầu gối.

 Khoản tiền 500 triệu USD cho Dự án thoát nước Hà Nội đã tiêu hết già nửa, song “đâu vẫn hoàn đấy”. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, trong khi các hạng mục dự án thoát nước giai đoạn 2 như cải tạo 22km hệ thống ống thoát nước trên 44 tuyến phố; cải tạo 21km mương sâu nội thành; nâng cấp trạm bơm Yên Sở giai đoạn II và nhiều hạng mục cống hóa khác... vẫn “đang chờ hoàn thành” thì việc cứ mưa là ngập chắc chắn sẽ khó tránh.

Toàn bộ hệ thống thoát nước Hà Nội được phân làm 3 lưu vực chính tại sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Cầu Bây. Nội thành Hà Nội chủ yếu thoát nước qua sông Tô Lịch. Nhưng trên hệ thống này, có tới 74km cống xây dựng trước năm 1954, cống có tiết diện nhỏ, xuống cấp nên khả năng thoát nước rất kém, trong đó nhiều tuyến cống xuống cấp nghiêm trọng như tuyến Lò Đúc, Quán Sứ...

Về năng lực thoát nước thực tế của hệ thống thoát nước Hà Nội hiện nay, theo tính toán, dự án thoát nước giai đoạn 1 cũng chỉ đảm bảo cho lượng mưa 36mm/giờ. Tất cả chỉ còn biết trông chờ vào dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II mà thôi.

Vẫn cần thêm 14.000 tỷ đồng

Tại buổi  cuộc họp mới đây của Thành ủy Hà Nội về tình trạng chống ngập, ông Nguyễn Lê cho biết, khu vực nội thành sẽ được ưu tiên hỗ trợ tiêu úng khi mưa lớn. Đối với cơn mưa to khoảng 100 mm, đơn vị thoát nước sẽ huy động lực lượng ứng trực, vệ sinh các họng thu nước mặt, xử lý các vật cản làm ảnh hưởng và thu hẹp dòng chảy.

Ngoài ra sẽ vận hành tối đa công suất trạm bơm Yên Sở và khả năng thoát nước của đập Thanh Liệt; tăng cửa điều tiết của các hồ Đống Đa, Thiền Quang, Bảy Mẫu; vận hành tổ bơm di động tại khu vực trũng như Tôn Đản, Phạm Văn Đồng... Mưa to trên 100 mm, ngoài các biện pháp nêu trên, công ty sẽ huy động 100% CBCNV đi làm, vệ sinh họng thu nước mặt; kiểm tra, kiểm soát cửa cống ra sông Nhuệ để đảm bảo nước nước sông Nhuệ lên cao không tràn vào nội thành.

“Cần tiếp tục nghiên cứu địa hình, khoanh vùng để tiêu thoát cho khu vực phía Bắc Hà Nội một cách nhanh nhất, không chỉ tiêu thoát duy nhất về khu vực trạm bơm Yên Sở. Cùng với đó, cần rà soát lại cơ chế vận hành các trạm bơm và đập Thanh Liệt, khẩn trương tiến hành nâng cấp trạm bơm Đông Mỹ bằng vốn ngân sách để tăng khả năng tiêu thoát cho khu vực nội thành” - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo.

Theo Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị TP.Hà Nội, giai đoạn 2011-2015, cần trên 14.000 tỷ đồng để thực hiện 13 dự án thoát nước đô thị. Trong đó có trên 7.900 tỷ đồng vốn ODA, trên 1.300 tỷ đồng vốn xã hội hóa và trên 4.900 tỷ đồng từ vốn ngân sách. 

Trường Lưu

Đọc thêm