Tổ công tác "đặc biệt" xử lý nhiều trường hợp đến nhà người thân ăn “cỗ”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác "đặc biệt" Công an TP Hà Nội, ngày hôm nay (22/8), Tổ đã xử lý nhiều trường hợp ra đường với lý do  như ăn rằm, ăn cỗ ở nhà người thân.
Ghi nhận Tổ công tác đặc biệt của CA TP Hà Nội tại chốt kiểm tra trên đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy. Ảnh: Mỵ Châu
Ghi nhận Tổ công tác đặc biệt của CA TP Hà Nội tại chốt kiểm tra trên đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy. Ảnh: Mỵ Châu

Hôm nay - 22/8, tròn 1 tuần kể từ khi CA TP Hà Nội thành lập 6 tổ công tác đặc biệt này. Dưới cái nắng như "đổ lửa" của Hà Nội, lực lượng chức năng vẫn làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ người dân ra đường không có lý do chính đáng trong những ngày giãn cách xã hội, đảm bảo xử phạt đúng người đúng tội.

Chia sẻ với PV, Đại úy Trần Ngọc Lực, Tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội cho biết, trong những ngày qua người dân ra đường vẫn rất đông, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ không hợp lệ.

"Tuy nhiên, hôm nay là ngày cuối tuần, lượng người dân ra đường giảm hơn nhiều so với trong tuần do khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nghỉ. Đa số người dân hôm nay ra đường đi chợ, người giao hàng, người vận chuyển, Cũng trong hôm nay, lực lượng chức năng đã xử lý nhiều trường hợp không có giấy đi đường, qua nhà người thân ăn rằm, ăn cỗ", Đại úy Lực thông tin.

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

"Trong quá trình chúng tôi kiểm tra, xử lý có trường hợp người dân hiểu và chấp nhận lỗi sai của mình. Nhưng cũng có những trường hợp cố tình chống chế đưa ra lý do, cãi lại tổ công tác đồng thời có hành vi, lời nói không chuẩn mực với lực lượng chức năng. Nhưng chúng tôi cũng kiên quyết đấu tranh, truyên truyền nhắc nhở, sai đến đâu xử lý đến đấy để người dân hiểu rõ được sai phạm của mình", Đại úy Lực chia sẻ.

Tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội cũng cho biết thêm: "Không chỉ kiểm tra giấy đi đường, khi người dân thiếu một trong những giấy tờ như giấy đi đường hoặc giấy tờ xe, chúng tôi được quyền xử lý trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch và vi phạm về an toàn giao thông".

Rất nhiều trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng, cấp thiết đến nhà người thân ăn rằm,ăn cỗ. Ảnh: Mỵ Châu

Rất nhiều trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng, cấp thiết đến nhà người thân ăn rằm,ăn cỗ. Ảnh: Mỵ Châu

Ghi nhận trong chiều nay tại chốt kiểm tra trên đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy), lực lượng chức năng đã kiểm tra hàng trăm lượt phương tiện và nhắc nhở hàng chục trường hợp.

Đồng thời cũng trong chiều nay, Tổ công tác đặc biệt số 3 đã tiến hành xử phạt 4 trường hợp ra đường không lý do và 1 trường hợp không đội mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó nhiều trường hợp thấy có lực lượng công an chốt chặn đã bỏ chạy, quay đầu xe.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Ngọc Nga

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Ngọc Nga

Điển hình là trường hợp của gia đình anh D.V.X, lực lượng chức năng cho biết sẽ nghiêm khắc xử phạt với loạt lý do như không có giấy đi đường, đi chợ không đem theo phiếu, không đảm bảo đúng quy định giãn cách.

Ban đầu, anh X cho rằng vì hai vợ chồng đi chợ, ở nhà không có ai trông con nên đưa cả gia đình cùng đi, anh Xuân còn cho rằng đây là việc nhất thiết phải làm, vì mình phải đưa vợ đi, không muốn vợ tự đi xe máy, như vậy còn nguy hiểm hơn. Sau khi nghe tuyên truyền, người này cũng nhận ra sai phạm của mình và nghiêm túc chấp hành xử phạt.

Khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe, anh X không đồng ý và yêu cầu các đồng chí Công an chỉ được kiểm tra giấy đi đường của người dân. Anh này cũng cho rằng vì hai vợ chồng đi chợ, ở nhà không có ai trông con nên đưa cả gia đình cùng đi. Ảnh: Mỵ Châu

Khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe, anh X không đồng ý và yêu cầu các đồng chí Công an chỉ được kiểm tra giấy đi đường của người dân. Anh này cũng cho rằng vì hai vợ chồng đi chợ, ở nhà không có ai trông con nên đưa cả gia đình cùng đi. Ảnh: Mỵ Châu

Một trường hợp khác cũng bị lực lượng chức năng xử phạt là ông P.C.T cho biết hôm nay ra đường cũng vì lý do bất đắc dĩ. Từ những ngày đầu giãn cách xã hội bác vẫn luôn chấp hành đúng quy định và không ra khỏi nhà.

Ông T tâm sự: "Tôi có mẹ già 90 tuổi đang ở một mình, lâu ngày lo lắng nên hôm nay tôi chạy sang thăm mẹ. Biết rằng không có giấy đi đường là sai, nhưng để mà xin giấy đi đường với lý do này chỉ mang hình thức đối phó, tôi không muốn vậy. Tôi cũng biết là tôi sai, nên chấp hành ký biên bản xử phạt. Tôi sẽ rút kinh nghiệm lần sau".

Trường hợp khác của chị P.A. (hiện tạm trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) ra đường không lý do. Chị P.A khóc kể mẹ hiện đang ung thư phổi gia đoạn cuối. Bản thân cũng biết ra đường lúc này là trái với quy định. Nhưng vì mẹ hết thuốc không còn cách nào khác, chị P.A òa khóc: "Em đã đi rất nhiều hiệu thuốc nhưng họ đều nói là thuốc của mẹ chưa có".

Nhận thức được lỗi sai của mình, sau khi được tuyên truyền, chị P.A nói rằng về nhà sẽ xin giấy đi lại tại nơi ở của mình, làm đúng với quy định. Theo đó, lực lượng chức năng cho biết với trường hợp này chỉ nhắc nhở và tuyên truyền, không xử phạt hành chính.

Được biết, đến hôm nay (22/8) đã hoàn thành 7 ngày thực hiện công tác kiểm soát chặt người và phương tiện đi lại trong các quận nội thành. "Sau 7 ngày này, tổ công tác có tiếp tục nhiệm vụ hay không là do Ban chỉ đạo CA TP sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể", Đại úy Lực thông tin.

Đồng thời, Đại úy Lực cũng nhấn mạnh: "Bản thân là tổ trưởng tổ công tác, tôi khuyên người dân hãy vì mục đích chung đừng vì lợi ích bản thân mình. Cùng Đảng và Nhà nước chống dịch, để cuộc sống của người dân sớm trở lại bình thường".

Ông T đồng ý xử phạt khi biết lỗi sai của mình. Ảnh: Mỵ Châu

Ông T đồng ý xử phạt khi biết lỗi sai của mình. Ảnh: Mỵ Châu

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội giải thích cho ngừoi dân, sau khi được lực lượng chức năng tuyên truyền, giải thích, người này đã nhận sai và xin phép thực hiện đúng yêu cầu. Clip: Ngọc Nga

Đây là trường hợp nam thanh niên ra đường có giấy đi chợ, nhưng lại đi từ phường Cống Vị, quận Ba Đình sang quận Cầu Giấy. Đồng thời trên phiếu đi chợ không ghi thông tin cá nhân mà để trống. Sau khi được lực lượng chức năng nhắc nhở, đã nhận ra lỗi sai và xin rút kinh nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga

Đây là trường hợp nam thanh niên ra đường có giấy đi chợ, nhưng lại đi từ phường Cống Vị, quận Ba Đình sang quận Cầu Giấy. Đồng thời trên phiếu đi chợ không ghi thông tin cá nhân mà để trống. Sau khi được lực lượng chức năng nhắc nhở, đã nhận ra lỗi sai và xin rút kinh nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng luôn đảm bảo đúng quy định chống dịch như khẩu trang, tấm chắn giọt bắn,... Ảnh: Ngọc Nga

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng luôn đảm bảo đúng quy định chống dịch như khẩu trang, tấm chắn giọt bắn,... Ảnh: Ngọc Nga

Tổ công tác đặc biệt kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Ngọc Nga

Tổ công tác đặc biệt kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Ngọc Nga

Căn cứ vào tình hình từng địa bàn, các tổ công tác sẽ tính toán thời gian, tuyến đường cắm chốt để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện đi lại trên đường. Ảnh: Ngọc Nga

Căn cứ vào tình hình từng địa bàn, các tổ công tác sẽ tính toán thời gian, tuyến đường cắm chốt để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện đi lại trên đường. Ảnh: Ngọc Nga

Ảnh: Ngọc Nga

Ảnh: Ngọc Nga

Đọc thêm