Dũng cảm, mưu trí không để bị giặc bắt
Qua lời giới thiệu của Chủ tịch Hội người mù huyện Phú Vang, chúng tôi tìm đến nhà của nữ thương binh Bạch Thị A (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Trò chuyện với phóng viên, bà vui vẻ chỉ những mảnh đạn còn lại trong người, như thể đó chỉ là chứng tích của một tuổi trẻ anh hùng chứ không phải là nguyên nhân của từng cơn đau mà bà phải gánh chịusau cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình ảnh của một người phụ nữ lạc quan, yêu đời càng làm chúng tôi không khỏi thán phục nghị lực phi thường của nữ thương binh khiếm thị này.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở mảnh đất miền trung đầy nắng gió, bà Bạch Thị A cũng như bao thanh niên khác, mang trong mình khí thế sôi sục của tuổi trẻ, khát khao gìn giữ hòa bình cho quê hương. Năm 14 tuổi, bà A đã hăng hái tham gia Cách mạng và được giao nhiệm vụ làm lính du kích, chủ yếu hoạt động ở địa phương.
Hiện trang trại bồ câu của bà A có hơn 300 cặp, mang lại thu nhập khoảng 40 triệu mỗi năm |
Cuối năm 1968, vào lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt, địch phát hiện ra hầm cơ sở bí mật nơi bà đang chiến đấu nên đã càn quét, ném bom tàn phá. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và tinh thần của ngườilínhbộ đội cụ Hồ, thấm nhuần khẩu hiệu “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, bà cùng với những người đồng đội của mình đã anh dũng chiến đấu đến cùng. Vào thời điểm đó, bởi vì không chịu nghe lời của địch ra khỏi căn cứ bí mật, mà bà bị chúng ném lựu đạn khiến cơ thề dường như tiêu tan.
“Lúc đó, trong đầu tôi chỉ nghĩ là thà hy sinh chứ không để giặc bắt, tôi ôm cả quả lựu đạn vào người, bị thương tan nát thân xác, nhiều mảnh lựu đạn găm vào cơ thể, khi ra nằm ngoài hạm đội một năm tôi mới biết là người mình đầy vết thương”, bà A bồi hồi nhớ lại.
Tưởng chừng như sẽ chết, nhưng may mắn thay bà được quân đội Mỹ đưa về hạm đội 7 để điều trị. Tỉ lệ thương tật lên đến 91%, dường như sự sống rất mong manh đối với bà , tay chân bà đều gãy, 2 mắt mù lòa, bị hàng chục mảnh lựu đạn găm vào khắp cơ thể,tất cả các hoạt động của bà từ ăn, mặc, tắm rửa đều do nhân viên y tế chăm lo. Sau khi tỉnh dậy, bà A chịu sự tra hỏi gắt gao từ phía quân đội Mỹ nhưng vẫn không chịu khai, bằng mưu trí của mình, bà cố tình khai những thông tin giảđể đánh lừa, sau đó bà đã được đưa trở về địa phương sinh sống. Năm 1969, mặc dù trở về với cơ thể tàn tật nhưng người phụ nữ kiên cường ấy vẫn tiếp tục hoạt động Cách mạng với tư cách là liên lạc viên cho đến khi kết thúc cuộc chiến.
Tinh thần bất khuất kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng với câu nói: “ thà hy sinh chứ không để giặc bắt” của bà A, càng làm chúng tôi xúc động hơn khi biết được những khó khăn mà bà phải trải quavà nghị lực phi thường của người phụ nữa này.
Vươn lên từ nghịch cảnh
Chiến tranh đã đem đến biết bao nhiêu mất mát, đau thương cho nhân dân ta, và bà A là một trong những nạn nhân đó. Khi cuộc chiến đi qua, bà mang trong mình những sẹo chằng chịt khắp cơ thể do hứng chịu quả lựu đạn năm ấy, 2 mắt bà trở nên mờ mịt không còn nhìn rõ, toàn thân vẫn còn hơn 20 mảnh đạn khiến cho những nỗi đau về thể xác và tinh thần không thể nguôi ngoai. “Lâu lâu chúng nó lại hiện lên, có mãnh thì còn nhìn thấy rõ, có mảnh lại nằm sâu trong người, trái gió trở trời vẫn đau lắm nhưng mấy chục năm rồi nó đã nằm đấy thì cũng coi như một phần trong cơ thể tôi”, bà A chia sẻ.
Cuộc sống bà càng trở nên vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với gánh nặng mưu sinh và những mặc cảm với số phận, không ít lần bà đã nghĩ tới cái chết. Cũng vì thân thể tàn tật và nhiều lo ngại trong suy nghĩ, bà A không thể tạo dựng cho mình một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, nhưng người phụ nữ ấy lại luôn khát khao được làm mẹ, được chăm lo cho con mình và có được một gia đình hạnh phúc. Với niềm mong ước đó, bà đã cam đảm tự bản thân mình bước đi trên con đường tìm kiếm hạnh phúc như bao người phụ nữ khác, bà trở thanh mẹ đơn thân của ba đứa con và từng ngày cố gắng vươn lên số phận để nuôi dưỡng họ thành người.
Bà A với vòm nấm sau nhà, thu về khoảng 20 triệu đồng mỗi năm |
Lấy những đứa con làm động lực, nữ thương binh Bạch Thị A đã quyết tâm xây dựng lại cuộc sống mình. Nhờ vào trợ cấp thương binh loại 1 và những nổ lực lao động từ trồng trọt và chăn nuôi bà đã một mình bươn chải nuôi 3 người con khôn lớn, những đứa con luôn hiếu thảo, yêu thương mẹ khiến bà ấm lòng, bây giờ ai cũng yên bề gia thất, ổn định kinh tế. Không những thế, bà còn vay vốn cùng với gia đình xây đựng một trang trại bồ câu, hiện nay trang trại ấy đã có hơn 300 cặp bồ câu lớn nhỏ, mang lại cho gia đình thu nhập khoảng 40 triệu mỗi năm, ngoài ra bà còn trồng thêm 2 vòm nấm mang lại thu nhập khoản 20 triệu mỗi năm. Nhờ tinh thần hăng say lao động và nghị lực phi thường, gia đình bà không những thoát khỏi cái nghèo khổ mà còn có một căn nhà khang trang, tạo cho mình một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.
Trong công tác tác xã hội, với ý chí vượt qua bệnh tật, mặc cảm đời thường, bà A đã tham gia vào Hội Người Mù và trở thành Chi hội trưởng chi Hội Người mù xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là cựu chiến binh nổi trội của xã, bà luôn gương mẫu, hoàn thành nhiệm vụ được giao,bà đặc biệt chăm lo, quan tâm, thăm hỏi đời sống của từng hội viên, động viên thế hệ trẻ cố gắng học tập và lao động để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Chính vì vậy bà luôn được mọi người, yêu mến, thôn xóm ai cũng kể về bà với niềm tự hào, quý trọng.
Sức khỏe giảm sút theo năm tháng đời người, nhất là khi trái gió trở trời, những vết thương cũ lại hành hạ nhưng vượt qua nỗi đau thể xác tầm thường người lính năm nào vẫn vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, khắc ghi lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”. Những nỗ lực của bà đã được ghi nhận xứng đáng, nhiều năm liền bà được các cấp từ Trung ương đến địa phương khen thưởng. Đây là một tấm gương sáng về nghị lực phi thường cho thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo.