Tranh cãi về quy định bằng cấp tác giả làm tượng đài

Dự thảo Nghị định về hoạt động mỹ thuật trong đó có quy định tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài, và có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội hoạ, đồ hoạ, tranh hoành tráng đối với tranh hoành tráng; đồng thời, đã có ít nhất hai công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A...đang là câu chuyện tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi

[links()]Dự thảo Nghị định về hoạt động mỹ thuật trong đó có quy định tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài, và có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội hoạ, đồ hoạ, tranh hoành tráng đối với tranh hoành tráng; đồng thời, đã có ít nhất hai công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A, theo xác nhận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch…và những quy định khác đang là câu chuyện tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi

Tượng đài Thánh Gióng
Tượng đài Thánh Gióng

Từ chuyện bùng nổ tượng đài

Giờ đây, đi về các tỉnh, thành ở Việt Nam, không khó để thấy những tượng đài hoành tráng, thậm chí có địa phương số lượng không dừng lại ở một mà hai, ba. Và, câu trả lời tất nhiên là: Chúng tôi làm tượng đài để tôn vinh lịch sử quê hương, danh nhân tỉnh nhà… Việc làm này, nhìn ở góc độ tích cực là tốt vì nó góp phần giúp người dân có được niềm tự hào về lịch sử quê hương nói riêng, đất nước nói chung, cũng như nó góp phần tạo ra các không gian văn hóa công cộng hữu ích.

Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại hiện nay là tượng giống tượng, tượng “mọc” giữa “đời” và làm tượng để “làm ăn”. Ba vấn đề này đã nhiều lần được phân tích, mổ xẻ trên các tờ báo, nay chỉ xin điểm lại.

Ở ta, hình như đang tồn tại một “công thức tượng” ví như: tượng anh hùng dân tộc luôn trong tư thế đi, đầu đóng khăn búi tó, không tay phải thì tay trái nhất định phải cầm kiếm; tượng lãnh đạo bao giờ cũng một tay buông thõng, tay kia đưa lên; tượng công nhân thì tay giơ cao và ngực ưỡn ra phía trước; tượng bà mẹ thì hoặc quàng khăn, hoặc cầm khăn, tay giơ cao; tượng đài chiến thắng luôn có một người giơ súng ở giữa, bên cạnh là vài người khác… Việc giống nhau đến từng bố cục khiến cho nhiều người nhận xét các nhà điêu khắc Việt không tiến bộ về thẩm mỹ.

Bên cạnh việc tượng giống tượng, việc xử lý không gian đặt tượng đài - cũng có nhiều bất cập. Đơn cử như giới chuyên môn vẫn đùa rằng tượng đài Quang Trung ở gò Đống Đa - Hà Nội giống như “ông tướng canh gò” vì tượng đài thì thấp mà gò thì quá cao nên công trình bị lọt thỏm. Được biết, tại các địa phương việc quy hoạch tượng đài, đáng lẽ ra phải làm cùng với quy hoạch đô thị, nhưng hiện nay vẫn chưa hề được quan tâm.

Đáng buồn hơn cả, đó là hiện tượng tượng đài bị  “rút ruột”, làm ẩu, thiếu cân nhắc về ý nghĩa khiến dư luận hết sức bức xúc. Đành rằng, trong quản lý Nhà nước, các công trình đều phải có đấu thầu. Thế nhưng, sự phối hợp giữa nhà điêu khắc, nghệ nhân đúc đồng, đơn vị thi công, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bên để tránh xảy ra những điều đáng tiếc hiện nay là chưa có. Thế nên mới có chuyện, có tác giả từ chối nhuận bút vì tác phẩm bị biến dạng.

Một ví dụ điển hình là tượng Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, được làm dựa trên mẫu phác thảo được chọn của Đào Châu Hải - một nghệ sĩ học điêu khắc ở Liên Xô (cũ), nhưng do sự thiếu kinh nghiệm của người làm tượng nên tác phẩm trở nên xấu xí và bị nhận rất nhiều lời chê, khiến cho tác giả hết sức bức xúc, không nhận đó là “đứa con” của mình cũng như tiền nhuận bút.

… Đến quy định phải có bằng đại học

Mới đây, dự thảo Nghị định về hoạt động mỹ thuật trong đó có quy định tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc đối với tượng đài, và có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội hoạ, đồ hoạ, tranh hoành tráng đối với tranh hoành tráng; đồng thời, đã có ít nhất hai công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A, theo xác nhận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo đối với mọi công trình.Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành mỹ thuật, đã hành nghề được ít nhất 5 (năm) năm liên tục mới được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo đối với công trình có giá trị tổng dự toán phần mỹ thuật dưới 30% nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng….  đã được đưa ra bàn bạc và gây nhiều băn khoăn, trong bản thân giới làm luật cũng như dư luận xã hội.

Lý giải cho sự ra đời của quy định này, một loạt các quan điểm của  đại diện Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội Mỹ thuật VN, Hội Mỹ thuật TPHCM… đã được đưa ra. Theo đó, người sáng tác nghệ thuật không cần bằng cấp là chuyện bình thường; nhưng đã tham gia làm những tác phẩm lớn, tầm cỡ quốc gia, nhất định phải có bằng cấp. Với những dự án tượng đài hoành tráng vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính kinh tế, xã hội, chính trị - nhất là tượng danh nhân, rất cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tôn trọng lịch sử… 

Biết rằng, đã từ lâu, Bộ VHTT quy định, chủ trì những dự án tranh, tượng đài hoành tráng phải là người có bằng đại học. Quy định này trước hết để tiến hành các thủ tục pháp lý và lâu nay, giới điêu khắc, vẫn tuân thủ.Mặt khác, thực tế có tình trạng, có những người không có bằng cấp chuyên ngành điêu khắc, nhưng bằng cách nào đó, vẫn tham gia dự án, sau đó thuê người khác làm. Người được thuê cũng không bằng cấp, nên chất lượng tác phẩm rất kém. Thế nên, bằng cấp của nhà điêu khắc là chuyện cần thiết vì cần cho việc kiểm tra hồ sơ dự án. Làm tượng đài, phải là người có chuyên môn mới làm được, bởi tượng đài không phải là tượng salon phóng to…

Theo quan điểm của ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, việc quy định bằng đại học là hoàn toàn hợp lý. Bởi, làm tượng đài rất khác với việc sáng tác một tác phẩm điêu khắc để triển lãm. Từ khâu phóng tượng, thi công công trình đến kiến trúc cảnh quan... Nếu không có những kiến thức cơ bản thì không thể làm nổi. Tượng đài và tranh hoành tráng là những công trình mỹ thuật công cộng, vĩnh cửu, nên nó phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về giá trị thẩm mỹ.

Tuy nhiên, ngay trong bản thân giới làm luật và thẩm định luật, sự băn khoăn cũng đã có. Bằng chứng là ngay tại phiên họp Thường vụ QH, khi bàn về nghị định, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, quy định làm tranh hoành tráng phải có bằng cấp cần phải xem lại vì “có rất nhiều người không có bằng cấp vẫn làm được. Quy định như thế tôi đọc qua thấy không hợp lý lắm, cần phải điều chỉnh lại”, theo ông Sơn. "Những người làm ra tác phẩm nghệ thuật nhiều khi do tài hoa, nên không nhất thiết phải bắt buộc có bằng đại học, điều kiện này nọ...”, là suy nghĩ của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu 

Minh Dương

Đọc thêm