Trị "tật" ăn vạ" của trẻ

Trẻ con thường dùng tình cảm như một mánh để yêu sách người lớn, ban đầu, trẻ biết nổi giận chỉ do tình cờ, vào khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách đối phó với những điều làm chúng không hài lòng như buộc phải chờ đợi hoặc bị tự chối khi chúng muốn điều gì đó. Sự nổi giận ẩy chỉ thoáng qua và chúng sẽ quên đi sau đó.

Trẻ con thường dùng tình cảm như một mánh để yêu sách người lớn, ban đầu, trẻ biết nổi giận chỉ do tình cờ, vào khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách đối phó với những điều làm chúng không hài lòng như buộc phải chờ đợi hoặc bị tự chối khi chúng muốn điều gì đó. Sự nổi giận ẩy chỉ thoáng qua và chúng sẽ quên đi sau đó.

 
Sự việc xảy ra tình cờ với trẻ, không chú ý, chưa hề có kinh nghiệm. Chúng hay khóc khi tức giận hoặc khi hoảng sợ, cần được dỗ dành, nhưng từ đó về sau, chúng sẽ hiểu hơn về những gì chúng làm, mọi việc đều trở thành có chủ tâm, mỗi khi tức giận, chúng nghĩ : "nào, bây giờ mình bắt đầu gào to, rồi nằm lăn ra đất".

Tại sao trẻ lại làm vậy? Một phần là để xả bớt năng lượng mà chúng dành để hành động nhưng lại gặp thất bại, để nhẹ nhõm hơn, nhưng đa phần, sự lặp lại hành động đó là do thái độ của người lớn, thường phải "thua" khi trẻ nổi giận. Nổi giận trở thành mánh lới, thậm chí trở thành một cố tật của trẻ khi quen được chiều.

Cha mẹ nên biết cách đối phó có hiệu quả. Điều quan trọng là phải quyết tâm, ngưng không chiều theo ý trẻ, dù đã có thói quen làm như thế để yên ổn hoặc "cho xong chuyện".

Xử lý theo hoàn cảnh thực tế, là làm  bất cứ điều gì cần làm để chấm dứt sự tức giận của trẻ ngay khi từ lúc mới bắt đầu, hoặc bỏ đi hoặc mặc kệ chúng, hoặc gằn giọng để chúng hiểu thái độ, vấn đề chính là để ngăn ngừa trường hợp tương tự xảy ra về sau.

Phạt trẻ, cũng là một cách, sau khi để cho trẻ hiểu là chúng đang bị phạt, phạt trong một thời gian nhất định (giữ im lặng 5 đến 10 phút) rồi mới an ủi, phân tích cho trẻ hiểu được điều gì khiến chúng bực tức, khó chịu và lẽ phải chúng nên hành động. Hãy giúp trẻ hiểu cơn thịnh nộ như thế sẽ không mang đến những điều tốt cho chúng.

Phát hiện sớm và ngăn cản trước: thực ra là tốt nhất, hãy để ý những điều kiện có thể gợi cho trẻ cách nằm lăn ra ăn vạ, khi vào siêu thị hoặc lúc nhà có khách là lúc trẻ dễ vòi vĩnh, ngay từ lúc vừa biểu hiện, hãy tỏ thái độ kiên quyết, bằng giọng nói, nét mặt, dù vẫn dịu dàng để chúng hiểu mà không dám mè nheo nữa.

Tạo điều kiện thoải mái: cuộc sống sẽ thoải mái hơn nếu ta hiểu rằng sẽ có một số tình huống dễ gây khó chịu và bực mình cho cả ta và trẻ. Hãy thu xếp sao cho những tình huống như thế được giảm thiểu. Chẳng hạn, khi ta định đi tới nhà bạn chơi hoặc đi mua bán lâu, mà trẻ không thích, không nên ép chúng đi cùng, khi ta mệt mỏi, hãy bày việc cho trẻ làm.

Trẻ mè nheo là mối bận tâm thông thường nhất của cha mẹ. Cần tảng lờ hoặc cho chúng bài học, tuỳ thực tế, sau đó, chúng ỉu xìu, hãy giúp trẻ hiểu đó là hiệu quả của sự "nổi giận" hay nằm vạ, tức giận không phải là tính cách bẩm sinh, đó chỉ là tính cách có được sau vài lần tập thử. Nếu cha mẹ xử lý thích đáng với tính nổi nóng này, chúng sẽ qua đi rất nhanh.

Lê Nguyễn (theo Woman&home)

Đọc thêm