Trường chất lượng cao có thực sự chất lượng?

Hiện nay có không ít các trường có yếu tố nước ngoài tự phong là trường “chất lượng cao” (CLC). Chính vì thế, Hà Nội đang  gấp rút hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá trường CLC để gọi tên chính xác trường CLC trong hệ thống giáo dục. Bộ tiêu chí được công bố sẽ giúp phụ huynh thoát khỏi “mê hồn trận” bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể xác định trường nào thực sự có CLC. 

[links()]Hiện nay có không ít các trường có yếu tố nước ngoài tự phong là trường “chất lượng cao” (CLC). Chính vì thế, Hà Nội đang  gấp rút hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá trường CLC để gọi tên chính xác trường CLC trong hệ thống giáo dục. Bộ tiêu chí được công bố sẽ giúp phụ huynh thoát khỏi “mê hồn trận” bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể xác định trường nào thực sự có CLC. 
Học sinh một trường chất lượng cao ở Hà Nội
Học sinh một trường chất lượng cao ở Hà Nội
Không phải cứ có “mác” là cao
Để tránh được thực tế ngày càng có nhiều cha mẹ học sinh (CMHS) cho con ra nước ngoài học từ bậc phổ thông đến bậc đại học với khoản chi phí khổng lồ, nhiều tổ chức cá nhân đã đưa ra mô hình trường chất lượng cao mà yếu tố chủ đạo của các trường này là đầu tư vào ngoại ngữ. Vì thế, chất lượng thực tế của những trường tự phong “chất lượng cao” lại chưa tương xứng với số tiền mà CMHS phải chi trả cho con vào học. 

Phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn

Ở tất cả các cấp học, một trường CLC sẽ phải đáp ứng được 5 tiêu chuẩn: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị; quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; chương trình, hoạt động giáo dục và kết quả.

Trong đó, tiêu chuẩn chương trình, hoạt động và kết quả giáo dục được cho thang điểm cao nhất.

Riêng với cấp học mầm non, tiêu chuẩn về cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá cao hơn (chiếm 30 điểm).

Trong đó có một số điểm đáng chú ý là Hiệu trưởng phải đạt chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non xếp loại xuất sắc; có ít nhất 70 – 80% giáo viên có trình độ đào tạo chuyên ngành trên chuẩn, 40 – 50% giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ A trở lên; ít nhất 80% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đồi mới giáo dục.

Ngoài ra, trường MN CLC có không quá 2 điểm trường. Nhà trường có phòng máy tính cho trẻ, bếp ăn có máy khử khuẩn, lớp học có điều hòa 2 chiều, bảng tương tác điện tử. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường được ít nhất 85% CMHS đánh giá tốt.

Ít nhất 95% trẻ đạt yêu cầu theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Trẻ được làm quen với tiếng Anh, được sử dụng các phần mềm máy tính phù hợp nhằm phát triển tư duy…

Một trong những cơ sở xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá trường CLC là bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường các cấp học và các văn bản hướng dẫn kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành. Bộ tiêu chuẩn trường CLC chỉ gồm những yêu cầu “cao” đối với những yếu tố quan trọng nhất làm nên chất lượng giáo dục. 

Bà Nguyễn Thị Hiền- Hiệu trưởng Trường Đoàn Thị Điểm cho rằng, một trường CLC thì nội dung dạy học vẫn phải theo chuẩn của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, trường có các chương trình riêng được Sở và phòng giáo dục thẩm định như chương trình tiếng Anh tự chọn, song ngữ...
Hiệu trưởng trường Mầm non (MN) Mai Dịch Vũ Ngọc Dự cũng nhận định, một ngôi trường CLC ít nhất phải đạt được các tiêu chuẩn của một trường Chuẩn quốc gia. 
Theo Trưởng phòng GDCN, Sở GD&ĐT Hà Nội Hoàng Hữu Niềm, một trường lắp máy lạnh, thu tiền cao chưa chắc đã là trường CLC mà cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trong Bộ tiêu chí đánh giá. Bộ tiêu chí đánh giá cần đảm bảo được 3 yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng và toàn diện; đảm bảo tính chính xác; dễ áp dụng. Bộ tiêu chí này sẽ gồm 5 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn gồm có các tiêu chí đánh giá. Thang điểm cho cả 5 tiêu chuẩn là 100. 
Vẫn… rối bời?
Hiện nay, Hà Nội đã phát triển 19 trường theo hướng mô hình dịch vụ CLC giai đoạn 2006- 2010. Trong đó có 6 trường mầm non công lập, 2 trường tiểu học ngoài công lập, 2 trường THCS, cấp THPT có 2 trường ngoài công lập và 2 trường công lập. Bên cạnh đó, khối TCCN có 5 trường đăng ký xây dựng đề án, mỗi trường đăng ký 1- 2 ngành đào tạo.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2012- 2013, làm rõ mô hình với tiêu chí cụ thể để tiến tới thử nghiệm ở khoảng 50 trường trong tất cả các cấp học rồi mới tiến tới công bố kết quả. 
Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là mức thu học phí và chương trình CLC. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT Phan Lan Anh cho biết: “Cái khó hiện nay là giữa trường công và trường tư đang có sự chênh lệch khá lớn. Nếu ở trường công được nhà nước hỗ trợ về đất, tài chính... thì ở trường tư lại phải đi thuê. Chính vì thế mức học phí của trường tư có thể là cao nhưng chưa chắc con em phụ huynh được học trong môi trường giáo dục CLC. Chính vì thế cần phải có những chính sách để hỗ trợ cho trường tư”.
Tuy nhiên, đối với các trường công lập, khi muốn chuyển sang mô hình CLC không phải dễ. Trước hết, các trường công phải chuyển sang mô hình công lập tự chủ tài chính. Tuy nhiên, việc thu học phí cao ở trường công là điều rất khó khăn. Bởi từ trước đến nay người dân vẫn nghĩ trường công là được “bao cấp”.
Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Lê Thị Oanh cho biết, khi thực hiện mô hình này trường gặp khó khăn về kinh phí. Học phí học sinh đóng hiện nay là 550.000 đồng/tháng phụ huynh đã kêu rất nhiều. Nên có lộ trình thay đổi học phí 3 năm/một lần đối với bậc THPT.
N. Thương- Ngân Giang

Đọc thêm