Trường ngoài công lập phản ứng gay gắt 2 mức điểm sàn

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ có hai mức điểm sàn, đây được xem là “phao” cứu sinh cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL). Thế nhưng, thông tin này đã nhận được sự phản ứng gay gắt của dư luận, thậm chí ngay các trường tưởng hào hứng hưởng ứng cũng… chối từ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ có hai mức điểm sàn, đây được xem là “phao” cứu sinh cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL). Thế nhưng, thông tin này đã nhận được sự phản ứng gay gắt của dư luận, thậm chí ngay các trường tưởng hào hứng hưởng ứng cũng… chối từ.

1 sàn để không bị coi là hạng 2

Theo ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trường ĐH DL Phương Đông đã gọi là “sàn” thì không thể có 2- 3 sàn. Đồng ý với ý kiến này,  Chủ tịch hội đồng quản trị trường ĐH DL Hà Hoa Tiên và Chu Văn An đều cho rằng nếu có 2 mức điểm sàn có nghĩa là Bộ đã  đẩy các trường ngoài công lập xuống “công dân hạng hai”. Còn hiệu trưởng trường CĐ ASEAN khẳng định không đồng ý có 2 điểm sàn, vì có 2 sàn là phân biệt thành phố và nông thôn. Bộ không thể xây dựng điểm sàn như điểm chuẩn của các trường ĐH.

Ai muốn là
Ai muốn là

 Giải pháp cho điểm sàn, theo ông Đỗ Doãn Hải phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ và quản lí Hữu Nghị là rất đơn giản. Tất cả các trường công và tư Bộ nên  tập trung vào xét kĩ chỉ tiêu, trường phải đảm bảo đủ chỉ tiêu không được vượt. Trường có nhiệm vụ đào tạo đại học chỉ tập trung vào đúng trình độ, hiện nay nhiều trường đại học còn đào tạo cả nghề…

Không chỉ có ông Hải mà nhiều ý kiến hiện nay đều cho rằng việc “gỡ” khó tuyển sinh cho các trường, Bộ bắt đầu từ điểm sàn là chưa trúng. Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, phân tích, trường công lập chiếm 86% trên tổng số sinh viên trong khi hơn 80 trường ngoài công lập chỉ đào tạo 14% sinh viên.

Nếu các trường công lập tăng 10% chỉ tiêu mỗi năm thì trường NCL sẽ mất đi 50% nguồn tuyển. Vì vậy, chỉ cần Bộ cân đối chỉ tiêu hợp lý, quản lý chặt chẽ tổng chỉ tiêu các hệ tại chức, văn bằng 2 theo lộ trình cụ thể thì trường NCL sẽ đủ nguồn tuyển.

Chỉ cần 7- 8  điểm đỗ ĐH?

GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích, khi đưa ra phương án này, trước hết Bộ phải đặt câu hỏi mục đích tạo ra 2 điểm sàn? Việc trực tiếp hạ điểm sàn cho một số trường có nguồn tuyển sinh vì mục đích gì? Có phải để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, hay chỉ vì lợi ích của một nhóm trường khó tuyển sinh? Có đặt ra câu hỏi đó thì mới có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Giờ đây, điểm sàn không thể thấp hơn được nữa. Bởi vì, nếu điểm sàn 13-14 như những năm trước, cộng thêm điểm ưu tiên thì chỉ 7, 8 điểm cũng đã vào ĐH. Giờ nếu điểm sàn hạ thấp hơn nữa thì chất lượng giáo dục đại học sẽ  đến đâu? Chất lượng nhân lực tương lai đất nước sẽ ra sao, xã hội khó có thể chấp nhận được chất lượng kém hơn nữa. Nếu có thêm mức điểm sàn dưới như Bộ dự kiến dù thế nào cũng là một bước lùi.

Ông Hoàng Minh Sơn,Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, băn khoăn: “Điểm sàn hiện nay đã là thấp lắm rồi. Hơn nữa, phân biệt đầu vào như vậy thì đầu ra chúng ta quản lý thế nào, giá trị bằng cấp của những trường có hai mức điểm sàn có phân biệt hay không?”.

Có ai dám gửi gắm, đón nhận?

Đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, cũng như chất lượng sinh viên ra trường. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết thì Bộ GD-ĐT cứu trường kiểu đó cũng chỉ được 1,2 năm chứ không thể lâu dài, còn để tự cứu mình thì các trường phải xây dựng uy tín, thu hút sinh viên bằng cách nâng cao chất lượng, đổi mới điều kiện đào tạo, phương pháp đào tạo. Không phải cứu bằng cách hạ điểm sàn xuống mà chỉ có con đường tốt nhất là nâng cao chất lượng.

Nếu nhìn thấy rõ trường hạng 2 sẽ không ai người ta dám gửi con vào học vì vừa mất thời gian, mất tiền của mà ra trường lại khó kiếm việc làm. GS Nguyễn Minh Thuyết cũng chỉ ra rằng: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Bộ cho mở nhiều trường quá, trong đó có những trường dân lập không đảm bảo về điều kiện đào tạo nên không hút được sinh viên. Bên cạnh đó, một số trường ĐH công lập mới được nâng cấp từ CĐ, TC nên cũng khó có sinh viên. Còn nếu cứ đào tạo ĐH, CĐ ồ ạt, các em sẽ mất 4,5 năm học, lãng phí bao nhiêu tiền của, điều đó sẽ tệ hơn để các em lựa chọn vào bậc học khác. Đào tạo một lô rồi dán nhãn cử nhân thì nguồn nhân lực này chỉ có hại đất nước.

Uyên Na

Đọc thêm